Trung bình cứ 6 giây có một người mắc đái tháo đường qua đời bởi các biến chứng. Con số này cho thấy hậu quả của bệnh đái tháo đường còn khủng khiếp hơn ung thư, HIV.
Theo bác sĩ khoa nội tiết bệnh viện Nhân dân 115, các thống kê trên thế giới chỉ ra, cứ khoảng 12 người thì có 1 người bị đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường). Mỗi 7 giây trôi qua, trên toàn thế giới có 1 người mắc mới bệnh đái tháo đường.
Nhiều người còn chủ quan với bệnh đái tháo đường
Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành là 5,42%. Trong đó, 85% chỉ phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm như: tim mạch, suy thận, thần kinh, mù mắt, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, tai biến chứng bàn chân đái tháo đường...
Người bị mắc đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ gấp 2 người bình thường, kèm theo đó là gấp 4 lần nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch.
Trung bình cứ 6 giây lại có một nạn nhân đái tháo đường qua đời vì các biến chứng. Số liệu này cho thấy nó còn khủng khiếp hơn các đại dịch Ung thư, HIV…
Phòng tránh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường không thể điều trị dứt điểm nhưng không có nghĩa là bó tay trước nó.
Theo ThS BS Võ Tuấn Khoa - Khoa Nội tiết bệnh viện Nhân dân 115, với bệnh đái tháo đường, hoàn toàn có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng việc tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động, tập thể dục.
ThS BS Võ Tuấn Khoa
Tăng cường tập thể lực: Nên tập ít nhất 45 phút/ngày và tối thiểu 5 ngày/tuần. Hãy mặc đồ thể thao, giày và vớ phù hợp, tập với tinh thần thoải mái.
Ăn uống lành mạnh: Hãy bổ sung nhiều rau trong khẩu phần ăn, ưu tiên ăn sống, luộc, hấp và ăn trước bữa. Trái cây tốt nhưng nên ăn vừa phải, ăn nguyên trái không ép nước, không dùng thay bữa ăn.
Bổ sung lượng đạm từ thịt nạc, cá, trứng, hải sản. Tuy nhiên, nếu có biến chứng về thận mạn hãy nghe lời khuyên của bác sĩ.
Tránh xa những thực phẩm chứa đường hấp thu nhanh như nước ngọt, bánh kẹo, đường mía.
Nên ăn nhạt và không nên sử dụng mỡ động vật, magarine, lòng đỏ trứng, đồ phủ tạng, đồ chiên nhiệt độ cao hay chiên nhiều lần. Không hút thuốc lá và rượu bia quá chén.
Dùng thuốc hợp lý: Tuân thủ toa thuốc do bác sĩ chỉ định. Không dùng chung toa thuốc với người khác vì nên nhớ toa thuốc chỉ thích hợp với chủ nhân của nó.
Thời điểm uống thuốc rất quan trọng. Xin đừng tự ý điều chỉnh liều thuốc và nên đi tái khám định kì.
Văn Đức
10 cách làm giảm lượng đường huyết bạn cần biết
Dưới đây là 10 cách mà người mắc bệnh tiểu đường có thể làm để giảm lượng đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng, ... |
Khoai lang - thực phẩm rẻ tiền nhưng bổ ích
Khoai lang chứa beta-carotene, vitamin E, C và B-6, kali và sắt. Ưu điểm lớn nhất của chúng so với khoai tây là chúng có ... |
Dấu hiệu sớm nhận biết bệnh tiểu đường
Khi bị bệnh tiểu đường, dù mới ở giai đoạn đầu nhưng cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó bạn cần ... |
9 nguyên nhân gây bệnh tiểu đường có thể bạn không biết
Tiểu đường là một bệnh trao đổi chất nghiêm trọng thường ảnh hưởng đến người trên 50 tuổi, bất kể giới tính. |