Giáo viên bắt tát 231 cái vào mặt học sinh ở Quảng Bình: Những người có lương tri phải rát mặt

Cái tát của cô giáo viên chủ nhiệm lớp ở Quảng Bình không chỉ khiến má của cậu học trò nhỏ đau đớn, mà còn khiến tất cả những người có lương tri khác thấy rát mặt.

Ngày 19/11, một học sinh của trường THCS Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) phải nhận 231 cái tát. Nguyên do bắt đầu từ việc em học sinh này lỡ nói tục ở sân trường, bị đội Cờ đỏ nghe thấy ghi lại, làm ảnh hưởng tới thành tích thi đua của lớp.

Giáo viên chủ nhiệm lớp sau đó bắt em học sinh này phải đứng im, cho 23 bạn cùng lớp tát vào má. Mỗi bạn tát 10 cái. Kinh khủng hơn khi giáo viên này ra quy định, ai tát nhẹ sẽ phải tát lại 10 cái.

Thế là 23 đứa trẻ mới học lớp 6 phải dùng toàn bộ sức lực để tát vào đứa bạn cùng lớp, dù muốn hay không, dù giữa chúng chẳng có bất cứ mâu thuẫn hay bức xúc nào.

Cuối cùng, khi 23 học sinh hoàn thành "nhiệm vụ", cô giáo viên chủ nhiệm đường hoàng bước lên, tát một cái thật mạnh vào gương mặt đã sưng vù vì đau đớn của cậu học trò 12 tuổi.

Một nhà báo, sau khi đọc được tin tức trên đã đau đớn ví, cái tát của cô giáo chủ nhiệm "y như đao phủ ban phát súng ân huệ cuối cùng cho phạm nhân".

giao vien bat tat 231 cai vao mat hoc sinh o quang binh nhung nguoi co luong tri phai rat mat

Trường THCS Duy Ninh nơi xảy ra sự việc. (Ảnh: Minh Phong/SGGP)

Sự việc đáng buồn trên lại xảy ra đúng một ngày trước Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11). Thử hỏi, với những hành động như trên, học sinh và người nhà của họ, có còn muốn tri ân người giáo viên?

Cậu học sinh lớp 6 nói tục. Đó là một hành động không đẹp. Cậu học sinh này xứng đáng nhận phải hình phạt từ giáo viên chủ nhiệm, sự lên án của bạn học cùng lớp.

Tuy nhiên, trừng phạt như thế nào, lên án như thế nào để cậu học sinh nhận ra mình đã sai, cần phải thay đổi chứ không phải là sỉ nhục danh dự và làm ảnh tới sức khỏe, tâm lý của cậu bé như hành động của cô giáo viên chủ nhiệm.

Hành động của cô mang tính chất côn đồ, cô mang thứ luật rừng vào trường học và hoàn toàn phản tác dụng.

Hành động của cô mang tính chất côn đồ. Cô mang thứ luật rừng vào trường học và hoàn toàn phản tác dụng. Bằng chứng là sau khi bị 23 bạn học cùng lớp tát 230, cậu học sinh vừa đau, vừa tức buông lời chửi thề.

Như thế nghĩa là, sự trừng phạt của giáo viên chủ nhiệm phản tác dụng, đẩy cậu học sinh vào đường cùng. Sự trừng phạt ấy không khiến cậu nhận ra mình đã sai mà còn khiến cậu phạm lại lỗi lầm cũ - một cách nghiêm trọng hơn.

Bởi rất có thể, lời nói tục lúc đầu ở sân trường chỉ là sự lỡ lời, thì lời nói tục lần thứ 2, sau khi bị tát, chính là sự phản kháng của một đứa trẻ, khi bị đẩy vào đường cùng. Nó chứa đựng sự bất cần, căm phẫn.

Sự trừng phạt của giáo viên chủ nhiệm, không khiến cậu bé tốt hơn. Ngược lại, nó lại khiến cho cái xấu trong người cậu bé bùng phát, cháy dữ dội hơn.

giao vien bat tat 231 cai vao mat hoc sinh o quang binh nhung nguoi co luong tri phai rat mat

Cậu học sinh bị tát 231 cái đã phải nhập viện. (Ảnh: Văn Được/Zing).

Vậy nên, người giáo viên chủ nhiệm này có xứng đáng được gọi là nhà giáo? Cô đang làm nhiệm vụ hướng dẫn, nuôi dạy những đứa trẻ thành người, hay cô lại đang là người khơi dậy những cái xấu bản năng trong mỗi học sinh, để nó vươn lên, lấn át những đức tính tốt đẹp khác?.

Có người sẽ bênh vực, cho rằng, hành động của cô giáo chủ nhiệm chỉ là sự tức giận bột phát. Nhưng xin thưa, nếu là sự tức giận bột phát, nó sẽ phải xẹp xuống khi cậu học trò 12 tuổi bị nhận phải vài cái tát đầu tiên chứ không phải là 230 cái tát đầy đau đớn.

Và nếu cô thực sự thương học trò, muốn dạy dỗ nó, chắc cái tay của cô sẽ phải run lên khi thấy má nó sưng phồng lên đau đớn, chứ không phải là khiến cô càng thêm mạnh mẽ, dứt khoát khi tát một cái chốt hạ vào miệng cậu học trò nhỏ.

Sau khi sự việc rúng động trên xảy ra, giáo viên chủ nhiệm bị đình chỉ dạy học và chờ hình thức kỷ luật. Hình phạt đối với cô, chắc cũng chỉ là sự thuyên chuyển công tác.

Tuy vậy, cô để lại bài học quá đau đớn cho không chỉ cho những học sinh lớp cô mà còn cho hàng nghìn học sinh trong trường THCS Duy Ninh.

Bằng những cái tát kia, cô khiến tất cả những đứa học sinh, từ đứa tát, đứa bị tát lẫn những đứa chứng kiến sự việc hiểu rằng, bạo lực không phải là cái xấu xa, đáng lên án mà ngược lại, nó là quyền lực. Mọi thứ đều có thể giải quyết được bằng bạo lực.

23 đứa học sinh tát vào mặt bạn sẽ hiểu rằng, chúng có quyền đánh đập, xúc phạm danh dự của người khác. Hôm nay, chúng tát bạn học cùng lớp, ngày mai khi ra đường, chúng sẵn sàng đánh đập tất cả những ai khiến chúng không vừa ý.

Đứa trẻ bị tát kia, chắc chắn khi ra đời, nó sẽ không đáp lại việc bị trừng phạt bằng cái chửi thề, mà sẽ là hành động bạo lực đáp trả.

Khi làm những hành động đó, chắc chắn, những đứa trẻ ấy sẽ nghĩ mình không sai. Làm sao có thể sai được khi chính giáo viên của chúng dạy chúng cách làm thế. Làm sao có thể sai được khi nó làm những hành động bạo lực ấy ngay tại sân trường, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và khuyến khích của chính giáo viên chủ nhiệm.

Còn đứa trẻ bị tát kia, chắc chắn khi ra đời, nó sẽ không đáp lại việc bị trừng phạt bằng cái chửi thề, mà sẽ là hành động bạo lực đáp trả. Bởi ngày hôm đó, nó được chính giáo viên chủ nhiệm dạy cho bài học rằng, chẳng ai yêu thương nó, chẳng ai tôn trọng nó. Bạn học cùng lớp, những đứa hàng ngày chơi với nó, vui đùa cùng nó, nhưng lại sẵn sàng dùng hết sức lực, tát nó tới mức sưng vù cả mặt.

Cô giáo chủ nhiệm, người lẽ ra phải yêu thương, dạy nó những điều hay lẽ phải lại là người tát nó cú chốt hạ, đau đớn nhất.

Cái tát của cô giáo viên chủ nhiệm, không chỉ khiến má của cậu học trò nhỏ đau đớn, mà còn khiến tất cả những người có lương tri khác thấy rát mặt.

Ở THCS Duy Ninh, một khẩu hiệu được in to, đặt ở nơi trang trọng với nội dung: "Chất lượng là danh dự của nhà trường". Khi viết những dòng này, chắc giáo viên ở đó chỉ quan niệm, chất lượng nằm ở việc có bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu học sinh không nói bậy, bao nhiêu lớp đạt danh hiệu thi đua.

Họ có lẽ quên rằng, chất lượng của một trường học là ở chỗ, họ đã đào tạo ra được bao nhiêu con người tử tế, bao nhiêu con người biết tôn trọng chính bản thân mình và tôn trọng những người khác.

Những cái tát xảy ra vào ngày 19/11 đã đánh sập cái gọi là "danh dự của nhà trường" và hơn cả, là danh dự của cả một nền giáo dục.

giao vien bat tat 231 cai vao mat hoc sinh o quang binh nhung nguoi co luong tri phai rat mat Cô giáo bắt học trò tát bạn học 230 cái

Do nam sinh lớp 6 nói tục, cô chủ nhiệm ở Quảng Bình yêu cầu 23 bạn cùng lớp tát mỗi người 10 cái vào ...

/ https://vtc.vn