Chương trình chú trọng tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động khám phá, phân tích, xử lý tình huống thực tiễn, gần gũi với đời sống học sinh.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Giáo dục công dân được gọi là Đạo đức ở tiểu học, Giáo dục công dân ở THCS và Giáo dục kinh tế và pháp luật ở THPT. Môn học này là bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến 9) và tự chọn ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (lớp 10-12).
Theo Ban soạn thảo, mục tiêu môn học là giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Học sinh sẽ được học giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn trong môn Giáo dục công dân. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang
Nội dung chủ yếu của môn học là giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật và kinh tế. Ở tiểu học và THCS, môn học định hướng chính vào giáo dục giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng. Qua đó giúp các em hình thành thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
Ở THPT, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật là học vấn cơ bản về kinh tế, pháp luật mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Trong mỗi năm học, chương trình tổ chức các chuyên đề học tập cho học sinh có định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật.
Với yêu cầu mới đặt ra, môn Giáo dục công dân sẽ có sự đổi mới về phương pháp. Chương trình chú trọng tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lý tình huống thực tiễn, các trường hợp điển hình của cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống học sinh. Phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển kỹ năng và thái độ tích cực... cũng được chú trọng.
"Vận dụng các hình thức giáo dục theo hướng linh hoạt: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân, ở trong lớp, ngoài lớp và ngoài trường; tăng cường sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, công tác đoàn, đội của học sinh; tăng cường thực hành, rèn luyện kỹ năng trong tình huống cụ thể của đời sống", tóm tắt dự thảo chương trình nêu.
Lý do chương trình Ngữ văn THPT chỉ có 6 tác phẩm bắt buộc
Trong bài viết dưới đây, PGS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên chương trình môn văn của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể giải ... |
Tin học trở thành môn trọng tâm trong giáo dục phổ thông
Thay vì là môn tự chọn như hiện nay, trong chương trình mới Tin học trở thành môn bắt buộc có phân hóa. |
Hoạt động trải nghiệm - môn học mới trong giáo dục phổ thông
Học sinh sẽ được tham gia các hoạt động như tham quan thực địa, diễn đàn, giao lưu, các dự án nghiên cứu khoa học... |