Giá vàng 21/7: Vẫn đứng ở ngưỡng cao

Hôm nay, giá vàng trên thị trường quốc tế cùng đồng USD tăng giá rất nhanh.

Kết thúc phiên giao dịch 20/7, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:

Tại Hà Nội:

Doji Hà Nội: 56,80 triệu đồng/lượng - 57,55 triệu đồng/lượng

SJC Hà Nội: 56,90 triệu đồng/lượng - 57,57 triệu đồng/lượng

Tại TP.HCM

Doji TP.HCM: 56,85 triệu đồng/lượng - 57,55 triệu đồng/lượng

SJC TP.HCM:56,90 triệu đồng/lượng - 57,58 triệu đồng/lượng

Đêm 20/7 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.823 USD/ounce. Vàng giao tháng 8 trên sàn Comex New York ở mức 1.822 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 20/7 thấp hơn khoảng 3,4% (723 USD/ounce) so với cuối năm 2020. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,6 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 6,0 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 20/7.

Trong bối cảnh thị trường cổ phiếu Mỹ diễn biến trái chiều, đồng hành cùng giá vàng là giá dầu thô Nymex phục hồi sau khi giảm mạnh và chạm mức thấp nhất trong 5 tuần vào phiên thứ Hai, và đang giao dịch quanh 66,60 USD/thùng.

Các nhà giao dịch trên thị trường hàng hóa đang theo dõi thị trường dầu thô một cách chặt chẽ sau cuộc họp của OPEC+ vừa qua. Nếu áp lực bán mạnh rất có thể đỉnh thị trường đã hình thành. Đó sẽ là một tin xấu đối với những nhà đầu cơ giá lên trên thị trường hàng hóa thô.

Thị trường vàng đang trong tình trạng bấp bênh khi kỳ vọng lạm phát và vấn đề lãi suất tiếp tục chi phối. Tuy nhiên, sự bất ổn ngày càng tăng trên thị trường tài chính toàn cầu đã hỗ trợ cho kim loại quý.

Các nhà phân tích tại Haywood Research cho biết, triển vọng tăng giá đối với vàng xuất hiện khi giá tiếp tục vật lộn để tìm động lực mới khi lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ giảm mạnh về mức thấp hồi đầu năm.

Đêm qua, lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chỉ còn 1,16%. Nhưng nếu tính yếu tố lạm phát thì lợi suất thực lại đã xuống dưới -1%.

Các nhà phân tích cho biết, để kiểm soát lạm phát, tỷ giá USD cần phải tăng lên, nhưng điều đó sẽ làm tăng lãi đối với các khoản nợ của Mỹ, từ đó làm tăng thâm hụt thậm ngân sách.

Do đó, các nhà phân tích tại Haywood Research cho rằng lạm phát vẫn là một yếu tố quan trọng đối với giá vàng trong dài hạn.

Vàng tiếp tục xu hướng đi lên sau khi trụ vững trên ngưỡng 1.800 USD/ounce. Tuy nhiên, sự mạnh lên đồng USD hạn chế đà tăng của giá vàng.

Chỉ số đồng USD - thước đo sức mạnh của “đồng bạc xanh” so với rổ các đồng tiền chủ chốt khác - đã chạm mức cao nhất trong hơn ba tháng, khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác.

Thị trường có dấu hiệu thất vọng với vàng khi mặt hàng này không thể giữ được mức tăng đáng kể sau khi chạm đỉnh 1 tháng vào tuần trước. Đáng chú ý, kim loại màu vàng không thể vượt qua mức 200DMA.

PV (th)

Giá vàng 19/7: Sẽ tiếp tục tăng mạnh Giá vàng 19/7: Sẽ tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng 17/7: Bất ngờ giảm mạnh Giá vàng 17/7: Bất ngờ giảm mạnh
Giá vàng 15/7: Tiếp tục tăng phi mã Giá vàng 15/7: Tiếp tục tăng phi mã
/ Nghề nghiệp và cuộc sống