Giá vàng 17/7: Bất ngờ giảm mạnh

Sau hai phiên liên tiếp tăng, giá vàng hôm nay đột ngột giảm mạnh.

Mở cửa thị trường vàng ngày 16/7, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:

Doji Hà Nội: 56,85 triệu đồng/lượng - 57,50 triệu đồng/lượng

SJC Hà Nội: 56,75 triệu đồng/lượng - 57,52 triệu đồng/lượng

Doji TP.HCM: 56,80 triệu đồng/lượng - 57,50 triệu đồng/lượng

SJC TP.HCM: 56,75 triệu đồng/lượng - 57,53 triệu đồng/lượng

Giá vàng 17/7: Bất ngờ giảm mạnh

Khoảng 6 giờ 17-7 (theo giờ Việt Nam), giá vàng hôm nay của thế giới đóng cửa tại 1.813 USD/ounce, ghi nhận phiên giao dịch cuối tuần giảm mạnh 17 USD/ounce.

Trước đó, giá vàng thế giới vẫn ở thế phòng thủ tại vùng 1.830 USD/ounce trong nhiều giờ. Tuy nhiên, khi lãi suất trái phiếu Mỹ từ 1,3%/năm vọt lên 1,32%/năm đã kích thích nhiều người bán vàng chuyển vốn vào trái phiếu. Lập tức giá vàng thế giới phải đi xuống.

Trong khi đó, đồng USD tiếp tục đà tăng giá, đồng thời giới đầu tư chứng khoán ngày càng lo ngại biến thể mới Covid-19 lan rộng ở châu Âu và các quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, làm cản trở đà phục hồi kinh tế thế giới.

Các chuyên gia kinh tế cũng dự báo mức tăng lạm phát hàng năm sẽ giảm xuống dưới 2,3% trong giai đoạn 2022-2023. Điều này đồng nghĩa với việc mức tăng trung bình hàng năm trong giai đoạn từ 2021-2023 sẽ vào khoảng 2,58%, tương đương mức độ lạm phát năm 1993.

Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng "nóng" hơn chỉ số PCE và đã tăng 5% vào tháng Năm so với một năm trước - mức cao nhất trong gần 13 năm. Các nhà kinh tế tham gia khảo sát kỳ vọng rằng trong báo cáo do Bộ Lao động sắp công bố, tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn khoảng 4,1% vào cuối năm. Trong khi đó, các dự báo đối với chỉ số PCI đối với năm 2022 và 2023 sẽ dao động trong khoảng 2,4-2,7%.

Hầu hết các quan chức của Fed, trong các dự báo được công bố vào tháng trước, đều tin rằng lạm phát sẽ giảm xuống khoảng 2% trong hai năm tới, mặc dù có sự không chắc chắn lớn hơn về mức độ nhanh chóng cần phải tăng tỷ lệ lãi suất để đưa lạm phát về mức nói trên.

Nhà phân tích về kim loại quý của Chartered Plc, Suki Cooper, cho rằng hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương đang góp phần ngăn chặn dòng chảy đầu tư mạnh ra khỏi các quỹ giao dịch ngoại hối. Căng thẳng địa chính trị, nhu cầu đa dạng hóa và sự bất ổn gia tăng đã tiếp tục làm tăng nhu cầu với vàng.

Ông Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao của công ty tư vấn giao dịch hàng hóa RJO Futures, nhận định việc giá vàng tăng lên trên ngưỡng 1.800 USD/ounce trong tuần này cùng với những lo ngại về xu hướng bán tháo trên thị trường chứng khoán đã thúc đẩy hoạt động mua vàng như một biện pháp trú ẩn an toàn.

Trên thế giới hiện đang có nhiều điểm nóng như biến thể Delta và sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, và những điều này đang làm dấy lên những lo ngại về các thị trường chứng khoán toàn cầu, khiến giới đầu tư tìm đến nhưng tài sản an toàn như bạc và vàng.

PV (th)

Giá vàng 15/7: Tiếp tục tăng phi mã Giá vàng 15/7: Tiếp tục tăng phi mã
Giá vàng 14/7: Vàng lại tăng giá? Giá vàng 14/7: Vàng lại tăng giá?
Giá vàng 12/7: Tăng mạnh trong tuần Giá vàng 12/7: Tăng mạnh trong tuần