Chị Hải Anh từng phải thanh minh củ su hào tím chứ không phải khoai lang, bởi Sài Gòn nắng nóng mà su hào chị trồng to như ở xứ lạnh.
Khu vườn sân thượng được gia đình chị Hải Anh (TP HCM) trồng từ năm 2015, trên nóc tầng 4 với tổng diện tích là 80 m2. Trong vườn chị áp dụng nhiều loại chậu trồng từ tháp rau, chậu có bánh xe đẩy hay thùng earthbox áp dụng cho cây leo, đảm bảo cây luôn được cung cấp nước, có thể đến 6 ngày không cần tưới mà đất vẫn ẩm, dù Sài Gòn mùa khô nóng...
Vườn có nhiều loại từ rau ăn lá (rau cải, rau muống, mồng tơi, xà lách và các loại gia vị), các loại rau ăn trái (khổ qua, dưa leo, bí, đậu đũa, đậu rồng, mướp, đậu cove...) và còn trồng thêm một số cây ăn quả (dưa hấu, dưa lưới...).
Nhiều vụ mùa chị Hải Anh đã bội thu, như dịp vừa qua chị thu hoạch đến 1.700 quả cà chua bi, 500 quả dưa leo, khổ qua cũng ăn liên tục trong mấy tháng.
"Có vụ đậu bắp sáng hái, chiều lại phải thu hoạch tiếp. Đến bữa ăn hai con mình ngao ngán: 'Lại món rau chống ung thư hả mẹ", chị Hải Anh kể. Những củ cải đỏ mua giống tròn, chị trồng ra giống dài.
Chị từng nghĩ mình không trồng được su hào. Tuy nhiên vụ vừa qua chị trồng thử thì đã thành công. "Lần thu hoạch phải thanh minh với cả xóm vì nó dài thoòng nên ai cũng khẳng định là khoai lang. Thiệt lòng lúc hái xong mà cứ nghĩ xem mình tưới gì mà nó dài dữ vậy. Với thời tiết 34-36 độ mà trồng được củ to, lại non ngọt như cây xứ lạnh", chị hào hứng kể. Chị nghĩ thành công được như vậy một phần do đợt đó Sài Gòn về đêm nhiệt độ xuống mát hơn, những cây su hào ăn được nước từ tháp rau và được tưới nước chuối ủ đều đặn.
Đối với cải dún, ngay chính các thành viên trong gia đình mỗi lần lên vườn là giật mình vì tốc độ lớn của rau. Những cây rau nặng đến 300 gr, có bận chị thu hoạch vài kg mỗi lần, phải đem biếu tặng bớt. Nhìn những loại rau quả tươi tốt quá mức từ vườn của chị, nhiều người bạn còn đùa trồng ra rau "đột biến".
Năm ngoái, chị trồng dưa lưới hữu cơ. Lần đầu thất bại, lần thứ hai này rút kinh nghiệm về thời điểm gieo trồng và chế độ chăm sóc nên đã thành công ngoài mong đợi. Giàn dưa cho thu hoạch khoảng chục quả, trung bình 1.6 - 2.1kg, ngọt và thơm.
Hiện tại, đậu đũa bắt đầu ra những lứa đầu tiên, sai trĩu và dài như thổi, hứa hẹn một vụ bội thu. Ngoài các món thông thường, gia đình chị Hải Anh thích luộc sơ đậu rồi thả vào nước đá để giữ độ giòn, sau đó trộn với xà lách, nước sốt và vài hạt mè trắng sẽ có món gỏi ngon miệng.
Để có được khu vườn như vậy, cả gia đình chị Hải Anh đều tham gia chăm sóc. Chồng và hai con trai phụ làm các việc nặng. Bà nội thu nước ủ rác và cho trùn quế ăn hàng ngày. Bà ngoại làm các loại phân bón và thuốc trừ sâu tự chế như phân chuối tươi, phân cá. Mỗi thành viên được phân chia nhiệm vụ tưới nước một khu vực.
Riêng chị Hải Anh mỗi ngày dành 3 tiếng cho khu vườn, dù đang công tác trong một công ty tư vấn xây dựng khá bận rộn. Cuối tuần hầu như cả ngày chị ở trên sân thượng.
Chị quan niệm, việc làm vườn đảm bảo được một nguồn rau củ an toàn cho gia đình, còn vấn đề thực phẩm sạch không thể tuyệt đối, bởi nhiều thực phẩm không tự trồng, tự nuôi được vẫn phải mua ngoài. Quan trọng nhất khu vườn mang lại đam mê, khoẻ và vui cho tất cả mọi người trong nhà.
Khu vườn đáp ứng đủ rau cho gia đình, ngoại trừ một số rau xứ lạnh quá không trồng được. Từ khi có vườn rau, chuyện ăn uống của gia đình chị cũng nhẹ nhàng hơn.
"Tết vừa rồi, cả nhà nghỉ ngơi, đi chơi tuỳ hứng. Có bữa mình lên vườn hái một trái bí ngô xuống nấu sữa, cả nhà chỉ cần một cốc sữa cũng đủ bữa sáng mà ai cũng cảm giác hạnh phúc được ăn uống từ những sản phẩm tốt lành mình làm ra", chị nói thêm.
Phan Dương
Ảnh: NVCC
Tin liên quan:
- Rời Sài Gòn, gia đình về quê cải tạo chuồng heo thành nơi đáng sống
- Nóc nhà như 'chốn bồng lai' của gia đình Hà Nội
Khu vườn sân thượng được gia đình chị Hải Anh (TP HCM) trồng từ năm 2015, trên nóc tầng 4 với tổng diện tích là 80 m2. Trong vườn chị áp dụng nhiều loại chậu trồng từ tháp rau, chậu có bánh xe đẩy hay thùng earthbox áp dụng cho cây leo, đảm bảo cây luôn được cung cấp nước, có thể đến 6 ngày không cần tưới mà đất vẫn ẩm, dù Sài Gòn mùa khô nóng...
Vườn có nhiều loại từ rau ăn lá (rau cải, rau muống, mồng tơi, xà lách và các loại gia vị), các loại rau ăn trái (khổ qua, dưa leo, bí, đậu đũa, đậu rồng, mướp, đậu cove...) và còn trồng thêm một số cây ăn quả (dưa hấu, dưa lưới...).
Nhiều vụ mùa chị Hải Anh đã bội thu, như dịp vừa qua chị thu hoạch đến 1.700 quả cà chua bi, 500 quả dưa leo, khổ qua cũng ăn liên tục trong mấy tháng.
"Có vụ đậu bắp sáng hái, chiều lại phải thu hoạch tiếp. Đến bữa ăn hai con mình ngao ngán: 'Lại món rau chống ung thư hả mẹ", chị Hải Anh kể. Những củ cải đỏ mua giống tròn, chị trồng ra giống dài.
Chị từng nghĩ mình không trồng được su hào. Tuy nhiên vụ vừa qua chị trồng thử thì đã thành công. "Lần thu hoạch phải thanh minh với cả xóm vì nó dài thoòng nên ai cũng khẳng định là khoai lang. Thiệt lòng lúc hái xong mà cứ nghĩ xem mình tưới gì mà nó dài dữ vậy. Với thời tiết 34-36 độ mà trồng được củ to, lại non ngọt như cây xứ lạnh", chị hào hứng kể. Chị nghĩ thành công được như vậy một phần do đợt đó Sài Gòn về đêm nhiệt độ xuống mát hơn, những cây su hào ăn được nước từ tháp rau và được tưới nước chuối ủ đều đặn.
Đối với cải dún, ngay chính các thành viên trong gia đình mỗi lần lên vườn là giật mình vì tốc độ lớn của rau. Những cây rau nặng đến 300 gr, có bận chị thu hoạch vài kg mỗi lần, phải đem biếu tặng bớt. Nhìn những loại rau quả tươi tốt quá mức từ vườn của chị, nhiều người bạn còn đùa trồng ra rau "đột biến".
Năm ngoái, chị trồng dưa lưới hữu cơ. Lần đầu thất bại, lần thứ hai này rút kinh nghiệm về thời điểm gieo trồng và chế độ chăm sóc nên đã thành công ngoài mong đợi. Giàn dưa cho thu hoạch khoảng chục quả, trung bình 1.6 - 2.1kg, ngọt và thơm.
Hiện tại, đậu đũa bắt đầu ra những lứa đầu tiên, sai trĩu và dài như thổi, hứa hẹn một vụ bội thu. Ngoài các món thông thường, gia đình chị Hải Anh thích luộc sơ đậu rồi thả vào nước đá để giữ độ giòn, sau đó trộn với xà lách, nước sốt và vài hạt mè trắng sẽ có món gỏi ngon miệng.
Để có được khu vườn như vậy, cả gia đình chị Hải Anh đều tham gia chăm sóc. Chồng và hai con trai phụ làm các việc nặng. Bà nội thu nước ủ rác và cho trùn quế ăn hàng ngày. Bà ngoại làm các loại phân bón và thuốc trừ sâu tự chế như phân chuối tươi, phân cá. Mỗi thành viên được phân chia nhiệm vụ tưới nước một khu vực.
Riêng chị Hải Anh mỗi ngày dành 3 tiếng cho khu vườn, dù đang công tác trong một công ty tư vấn xây dựng khá bận rộn. Cuối tuần hầu như cả ngày chị ở trên sân thượng.
Chị quan niệm, việc làm vườn đảm bảo được một nguồn rau củ an toàn cho gia đình, còn vấn đề thực phẩm sạch không thể tuyệt đối, bởi nhiều thực phẩm không tự trồng, tự nuôi được vẫn phải mua ngoài. Quan trọng nhất khu vườn mang lại đam mê, khoẻ và vui cho tất cả mọi người trong nhà.
Khu vườn đáp ứng đủ rau cho gia đình, ngoại trừ một số rau xứ lạnh quá không trồng được. Từ khi có vườn rau, chuyện ăn uống của gia đình chị cũng nhẹ nhàng hơn.
"Tết vừa rồi, cả nhà nghỉ ngơi, đi chơi tuỳ hứng. Có bữa mình lên vườn hái một trái bí ngô xuống nấu sữa, cả nhà chỉ cần một cốc sữa cũng đủ bữa sáng mà ai cũng cảm giác hạnh phúc được ăn uống từ những sản phẩm tốt lành mình làm ra", chị nói thêm.
Trồng rau, hái rau nhận 280.000 USD - bạn có muốn thử?
esport: Giải đấu cho tựa game giả lập nông trại Farming Simulator sẽ được tổ chức tại châu Âu với khoản tiền thưởng lên đến ... |
Quan tham nhũng trồng rau, luyện thư pháp trong 'chuồng hổ' Trung Quốc
Nhà tù Tần Thành được ví von như "chuồng hổ" giam giữ những tinh hoa chính trị "ngã ngựa" của Trung Quốc. |
Những "con hổ sa chân" trồng rau, luyện thư pháp trong nhà tù TQ
Cựu bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang có khu vườn gần phòng giam còn cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai thích viết ... |
Hàng triệu người Trung Quốc rời phố về quê làm nông nghiệp
Ngày càng nhiều trí thức Trung Quốc muốn rời bỏ phố thị về nông thôn lập trang trại sinh thái và làm du lịch. |
Chuyện lạ ở Phú Yên: Mua đất 7 tỷ chỉ để... trồng rau
Thiếu nước sạch đang là thực trạng tại nhiều khu dân cư ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. |