- Thiếu công khai thông tin quy hoạch dẫn đến sốt ảo, thao túng thị trường đất đai
- Cảnh báo sốt đất ảo, phân lô bán nền trái phép ở vùng nông thôn
- Các huyện Hà Nội sắp lên quận: Người dân cần thận trọng với “sốt đất” ảo
Số liệu trên do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa báo cáo tại phiên giải trình trực tuyến của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất vào sáng 30/5.
Ông Phạm Tiến Dũng - Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa cho biết, đến nay, số lượng hồ sơ cần cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu còn tồn đọng nhiều nhưng chưa được giải quyết. Trong đó, còn 7.969/22.143 trường hợp có giấy tờ về quyển sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai (711 hồ sơ đã đề nghị nhưng chưa cấp giấy chứng nhận); 19.239/28.637 trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai (1.345 hồ sơ đã đề nghị nhưng chưa cấp giấy chứng nhận); còn 3.189/4.163 trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 1/7/2014; còn 10.656/12.830 trường hợp giao đất không đúng thẩm quyền.
Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ ra những nguyên nhân của tình trạng trên là do: Hệ thống văn bản pháp luật đất đai nhiều, thường xuyên sửa đổi, bổ sung, thay đổi về chính sách, đặc biệt là việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, một số quy định về các loại giấy tờ quyền sử dụng đất, giấy tờ về việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất thực tế đang sử dụng.... chưa phù hợp với thực tế địa phương nên khó khăn khi áp dụng.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai, công chức địa chính cấp xã thời gian qua bị hạn chế. Ngoài ra, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người dân chưa cao, một số trường hợp cố tình vi phạm như: Tình trạng lấn chiếm đất công như đất Nhà nước quản lý, đất các công trình công cộng, đất vỉa hè trong đô thị, đất bãi bồi ven sông, ven biển; chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp không xin phép... Một số địa phương còn buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn…
Để kịp thời chấn chỉnh tình trạng trên, ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan nghiêm túc tiếp thu và có các giải pháp hết sức khẩn trương, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả; tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, xác định rõ lộ trình, phân công rõ trách nhiệm để khắc phục các tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra tại phiên giải trình. Trong đó, cần xác định công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nhiệm vụ quan trọng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời không ngừng kiểm tra, giám sát trong thực thi công vụ trong thực hiện nhiệm vụ. Kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm trong làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xây dựng kế hoạch cụ thể để giải quyết dứt điểm các hồ sơ cấp giấy chứng nhận còn tồn đọng kéo dài. Kiện toàn bộ máy văn phòng đăng ký đất đai, bổ sung cán bộ còn thiếu, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ nhằm đảm bảo tốt công việc được giao. Sửa đổi quy chế phối hợp, trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo tinh thần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm và rõ quyền hạn…