Mạng xã hội lớn nhất thế giới tạm dừng hoạt động hàng trăm ứng dụng để điều tra xem liệu chúng có lạm dụng thông tin người dùng hay không.
Chính sách quản lý dữ liệu người dùng của Facebook trước 2014 khá lỏng lẻo. Nhưng trong năm đó, mạng xã hội này đã thực hiện cuộc thay đổi nhằm kiểm soát thông tin. Đến nay, Facebook đã tạm dừng 200 ứng dụng để điều tra sâu hơn xem liệu có dữ liệu nào bị lạm dụng.
Facebook cho biết tiếp tục điều tra về các ứng dụng. |
Facebook cho biết cuộc điều tra đã bắt đầu nhưng sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thành. Đầu tiên, mạng xã hội sẽ tìm ứng dụng nào có quyền truy cập vào lượng lớn dữ liệu cá nhân. Tiếp theo, Facebook tiến hành tìm hiểu sâu, yêu cầu thông tin và tiến hành kiểm toán dữ liệu.
"Khi tìm thấy bằng chứng rằng ứng dụng nào đó lạm dụng dữ liệu, chúng tôi sẽ chặn và thông báo tới người dùng tại facebook.com/help/yourinfo. Chúng tôi đang đầu tư thời gian nhằm điều tra triệt để và kịp thời nhất có thể", Facebook thông báo.
Giữa tháng 3, Facebook bị tố làm rò rỉ thông tin cá nhân của hơn 50 triệu người dùng. Sau đó, mạng xã hội thừa nhận con số lên đến 78 triệu. Chúng được thu thập bởi giảng viên Aleksandr Kogan và bán cho công ty Cambridge Analytica từ 2015. Số dữ liệu này được cho là có tác động đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016. Sự việc cũng khiến Zuckerberg phải ra điều trần trước quốc hội Mỹ, sau đó đưa ra nhiều chính sách mới để đảm bảo quyền riêng tư của người dùng. Công ty Cambridge Analytica ngay sau đó bị phá sản.
Mark Zuckerberg kiếm trung bình 6 triệu USD mỗi ngày CEO Facebook có tài sản trị giá 74 tỷ USD, tương đương với trung bình mỗi ngày trong 34 năm cuộc đời, ông kiếm được ... |
Facebook có thể phát hành tiền tệ của riêng mình Facebook được cho là sẽ phát hành đồng tiền số riêng, ứng dụng việc thanh toán trực tiếp trên mạng xã hội này. |