Đường cầu Vàm Cống nứt do trời mưa: Hi hữu, phản cảm

 Một dự án giao thông lớn, sử dụng kỹ thuật hiện đại của Hàn Quốc nhưng lại liên tục để xảy ra các sự cố như vậy là rất phản cảm.

Sau sự cố nứt dầm thép ngang vừa được khắc phục, cầu Vàm Cống mới đưa vào khai thác hơn một tháng, mặt đường dẫn lên cầu đã chi chít lỗ đục vá khiến chuyên gia và dư luận không khỏi ngạc nhiên.

Chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, một dự án giao thông lớn, sử dụng kỹ thuật hiện đại của Hàn Quốc nhưng lại liên tục để xảy ra các sự cố như vậy là rất phản cảm, khó chấp nhận được.

"Cũng giống sự cố xảy ra tại cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vậy, một dự án có tổng vốn lên tới hơn 34.500 tỷ đồng nhưng cũng chỉ vừa thông xe 1 tháng đã mọc lên hàng loạt ổ gà, ổ trâu gây bức xúc trong dư luận.

Cần phải nhìn nhận sự cố trên từ nhiều phương diện nhưng không thể phủ nhận do sự thi công ẩu, chạy theo thành tích, không bảo đảm được các quy trình kỹ thuật theo quy tắc tư vấn.

Riêng với đường dẫn lên cầu Vàm Cống, không giống như các dự án khác mà bắt buộc phải được thi công theo một quy trình rất chặt chẽ. Sự cố xảy ra, ngoài những nguyên nhân kỹ thuật còn có nguyên nhân do chất lượng vật liệu.

Cụ thể ở đây tôi cho rằng chất lượng nhựa đường có vấn đề, không đạt yêu cầu về chất lượng. Do lựa chọn chủng loại nhựa đường có tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thời tiết đặc trưng của khu vực vùng ĐBSCL, khi gặp thêm nhiệt độ ngoài trời tăng cao vì nắng nóng đã dẫn tới hiện tượng bóng tróc, hư hỏng khi các phương tiện đi qua", TS Nguyễn Xuân Thủy nói.

Từ nhận định trên, vị chuyên gia cho rằng sự cố có nguyên nhân trách nhiệm ở tất cả các khâu, bao gồm từ khâu tư vấn, giám sát cho tới thi công.

Cụ thể ở đây là quá trình tư vấn đã nghiên cứu, đánh giá hết các nguy cơ tác động từ thời tiết, khí hậu, môi trường hay chưa?

Trong quá trình thi công đơn vị tư vấn giám sát thực hiện thế nào, có theo đủ các bước thi công không?

Quá trình lựa chọn vật liệu, đưa vật liệu vào sử dụng được thực hiện như thế nào? Trước khi đưa vào sử dụng đã được thử nghiệm chưa? Vật liệu có bảo đảm đúng các tiêu chuẩn không?

Còn về phía nhà thầu, trong quá trình thi công có sử dụng đúng, đủ nguyên vật liệu theo tiêu chuẩn tư vấn không? Có tình trạng bắt tay với đơn vị tư vấn bớt nguyên liệu, hạ tiêu chuẩn nguyên liệu hay không?

Về khâu giám sát đã thực hiện hết chức năng chưa?

"Sự cố xảy ra với đường dẫn là sự cố hi hữu, rất ít xảy ra. Ở đây cũng cần phải xem thêm cả nguyên nhân chủ quan trong đánh giá, sử dụng vật liệu.

Dự án mới đưa vào khai thác được 1 tháng mà đã xảy ra sự cố như vậy là không thể chấp nhận được. Phải xem xét nghiêm khắc các nguyên nhân cũng như trách nhiệm cụ thể của mỗi bên", vị TS nhấn mạnh.

Dùng ODA không hiệu quả, dân thêm nợ

Tiếp tục phân tích, TS Nguyễn Xuân Thủy đặc biệt lưu ý cầu Vàm Cống là dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc nhưng trong quá trình triển khai lại liên tục gặp sự cố là điều đáng buồn.

Về nguyên tắc, dự án sử dụng vốn vay ODA Hàn Quốc, do nhà thầu Hàn Quốc thi công, khi xảy ra sự cố nhà thầu nước này phải chịu trách nhiệm và phải bị xử lý.

Trong trường hợp sử dụng các nhà thầu phụ của Việt Nam nhưng Hàn Quốc là nhà thầu chính do đó vẫn phải có trách nhiệm giám sát, tư vấn về kỹ thuật của dự án.

Tuy nhiên, câu chuyện xử lý trách nhiệm đối với những nhà thầu nước ngoài đặc biệt là những nhà thầu đang cho dự án vay vốn ODA vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân Bộ GTVT cũng cho thấy sự lúng túng, thậm chí nhiều lần phải làm ngơ hoặc cho qua không xử lý được.

Ví dụ điển hình tại dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, đây là yếu kém điển hình trong ký kết hợp đồng, sử dụng nguồn vốn vay từ nước ngoài mà khiến Việt Nam luôn phải chịu thiệt.

"Để rơi vào tình trạng bị động, yếu thế là do tâm lý sử dụng ODA như tiền chùa, không tiết kiệm, sử dụng không rõ ràng, minh bạch, trong khi đó, năng lực, trình độ quản lý của Việt Nam còn hạn chế, chưa theo kịp được các nước nên khó giám sát, quản lý dẫn tới chất lượng công trình yếu kém, hư hỏng, không bảo đảm được chất lượng.

Việc thực hiện các dự án bằng nguồn vốn ODA nhưng không hiệu quả, gây lãng phí, thất thoát sẽ là gánh nặng rất lớn cho người dân và cả nền kinh tế quốc gia.

Để hạn chế những sự cố trên cũng như để tiết kiệm được từng đồng tiền của người dân, các cơ quan quản lý nhà nước phải cân nhắc kỹ lưỡng, phải đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn, mục tiêu cụ thể, rõ ràng với các dự án vay vốn nước ngoài.

Bên cạnh đó, quá trình thực hiện ký kết hợp đồng vay vốn cũng phải được soạn thảo chi tiết, cụ thể với các điều khoản giàng buộc trách nhiệm rất rõ ràng, minh bạch. Tránh tình trạng sự cố xảy ra mà không quy được trách nhiệm cho ai", vị TS nói.

duong cau vam cong nut do troi mua hi huu phan cam Những chuyến phà Vàm Cống cuối cùng đưa đón người dân

Ngày 30/6, sau khi cầu Vàm Cống thông xe một tháng, những chuyến phà nối hai bờ sông Hậu sẽ hoàn thành những lượt cuối ...

duong cau vam cong nut do troi mua hi huu phan cam Bất cập ở trạm BOT gần cầu Vàm Cống sẽ được xử lý vào năm 2023

Dự kiến sau khi tuyến tránh Long Xuyên hoàn thành năm 2023, các phương tiện không phải qua trạm thu phí T2 gần cầu Vàm ...

/ http://baodatviet.vn