\'Đừng lo lắng và hãy chờ nhé, em sẽ đi tìm anh\'

Tình yêu khiến chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, dù có phải đứng trước mọi khó khăn, biến cố của cuộc đời. Nó chống lại tuổi già, thậm chí cả cái chết. Câu chuyện cảm động về một cặp vợ chồng  ở Trung Quốc đã chứng tỏ cho mọi người thấy rằng, cái chết cũng không thể chia cắt những mối tình sâu nặng.

Câu chuyện được biết đến vào tháng 10/2016 khi một hình ảnh đầy xúc động của ông Feng Ming và bà Zhang Ping được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người rơi nước mắt. Trên giường bệnh tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) của một bệnh viện ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vào ngày 27/10/2016, họ đã nắm chặt tay nhau và nhắn gửi lời từ biệt.

Ông Feng Ming bị mắc bệnh suy tim và tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ông có tâm nguyện được ra đi một cách thanh thản và hưởng thụ những giây phút cuối đời bên gia đình. Trước khi được bác sĩ chuyển về nhà, người chồng 92 tuổi có mong muốn được gặp gỡ vợ mình. Toàn bộ căn phòng như đóng băng khi chứng kiến bà Zhang Ping giữ chặt lấy tay chồng và nói: "Em sẽ tự lo cho bản thân thật tốt. Đừng lo lắng và hãy chờ nhé, em sẽ đi tìm anh”.

2 tiếng sau khi được chuyển về gia đình, ông Feng Ming ra đi mãi mãi. Con gái của ông cho biết rằng, khi nhận được tin xấu này, bà Zhang Ping rất bình tĩnh, giống như đã có sự chuẩn bị sớm cho điều tồi tệ nhất xảy ra. Tuy nhiên, bà Zhang Ping cũng chia sẻ rằng những ngày đó, bà vẫn thường bí mật lau đi hàng nước mắt và đôi khi có ảo giác rằng ông Feng Ming đang gọi tên bà ở đâu đó.

Là một người luôn dịu dàng, ấm áp, nhưng từ sau khi chồng mất, bà Zhang Ping lại trở nên lạnh nhạt với mọi người. Khi được hỏi tại sao, bà nói rằng ông Feng Ming đã không xuất hiện trong giấc mơ của bà nhiều ngày và suốt 66 chung sống cùng nhau, điều này chưa bao giờ xảy ra. “Nếu ông ấy không xuất hiện, tôi chắc chắc sẽ đi tìm”.

Câu chuyệntình yêu của đôi vợ chồng cao tuổi không chỉ khiến mọi người cảm động qua bức ảnh nắm chặt tay nhau trên giường bệnh mà còn từ chính những câu chuyện đơn sơ khi còn trẻ và cuộc sống có nhiều khó khăn.

Ông Feng Ming kết hôn với bà Zhang Ping năm 1950. 67 năm trước khi quyết định đến với nhau, cả hai đều chỉ có đôi bàn tay trắng. Vào thời điểm nghèo khó ngày đó, ông Feng Ming đã phải mượn kí túc xá, thậm chí cả phòng cưới để tổ chức một buổi hôn lễ đơn giản với bà Zhang Ping.

Bà cho biết, sự việc trở nên éo le khi chủ kí túc xá trở về vào đúng ngày cưới. Và trong đêm tân hôn của đôi vợ chồng trẻ ngày ấy, bà Zhang Ping cùng chồng ngủ trên giường trong khi người chủ kí túc xá ngủ trên mặt đất.

Câu chuyện tình yêu của họ đã được giảng viên Liang Qing của trường Đại học Ningbo lấy làm nguồn cảm hứng để viết một vở nhạc kịch. Anh hy vọng rằng trước khi qua đời, bà Zhang có thể đến xem buổi biểu diễn đầu tiên của vở nhạc kịch này. Tuy nhiên, bà Zhang Ping đã qua đời vào cuối tháng 9 vừa qua và không có cơ hội để xem vở nhạc kịch trước khi nó được trình diễn.

Theo CGTN, Liang đã chia sẻ trên WeChat: "Chúng tôi đã cố gắng hết sức, hy vọng bà Zhang có thể nghe thấy tiếng hát của chúng tôi. Vở kịch sắp hoàn thành và chỉ một tuần nữa thôi, chúng tôi có thể biểu diễn trước bà Zhang, nhưng thật buồn khi nghe tin bà qua đời… Dẫu vậy, chúng tôi vẫn sẽ hát lên câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp của bà trong tương lai”.

Chàng học sinh cưới cô giáo chủ nhiệm 10 năm trước giờ ra sao?

Cô giáo hơn học trò 8 tuổi nhưng vẫn nên duyên vợ chồng sau bao ngăn cấm của gia đình.

Chuyện tình 13 năm của thủ tướng tương lai trẻ nhất châu Âu

Thủ tướng Áo tương lai Sebastian Kurz có mối tình kéo dài 13 năm qua với cô Susanne Thier làm việc ở Bộ Tài chính ...

Chuyện tình nắm tay nhau đi qua 60 mùa khai giảng

Gần 60 năm kể từ ngày khai giảng đầu tiên bên nhau, PGS Văn Như Cương và vợ vẫn gọi nhau là anh, xưng em, ...

http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gia-dinh/dung-lo-lang-va-hay-cho-nhe-em-se-di-tim-anh-406066.html

/ vietnamnet.vn