Đồng tiền bối rối

Tháng Ba năm nay, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phân tích về kinh tế vĩ mô: “hệ thống thông tin còn chưa đầy đủ, thiếu minh bạch và tâm lý kỳ vọng còn rất lớn, nhất là đối với những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng như lạm phát, tỷ giá, lãi suất…”. 

Tháng Ba năm nay, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phân tích về kinh tế vĩ mô: “hệ thống thông tin còn chưa đầy đủ, thiếu minh bạch và tâm lý kỳ vọng còn rất lớn, nhất là đối với những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng như lạm phát, tỷ giá, lãi suất…”.

Ít lâu sau thì có người tới tìm tôi vì đúng mấy kỳ vọng trên. Đó là một người dân thường, đang loay hoay tìm cách giữ tiền của mình, và loay hoay vì không biết lạm phát, tỷ giá và lãi suất thời gian tới sẽ ra sao để giữ tiền.

Chị Hòa có gần 3 tỷ đồng, cần bảo toàn số tiền để ba năm nữa cho cậu út du học. Năm ngoái chị gửi tiết kiệm ở ngân hàng, lãi suất khá tốt, hơn 8% một năm. Cộng với mức lạm phát thấp, tiền của chị an ổn. Nhưng năm nay lạm phát tăng, cộng với việc tỷ giá biến động khiến gia đình chị bắt đầu bối rối về nguy cơ hao hụt: đến lúc chị phải trả chi phí đi học bằng USD thì chỗ tiền này không biết đổi được bao nhiêu.

Chị nhờ tôi hỏi một người quen làm trong ngân hàng. Anh gợi ý, chuyển số tiền thành ngoại tệ, gửi ngoại tệ đó vào một ngân hàng để giữ. Ngân hàng cấp cho chị sổ tiết kiệm ngoại tệ. Chị làm hồ sơ thế chấp cuốn sổ đó vay VND. Số tiền đó có thể gửi tiết kiệm để lấy lãi ở một ngân hàng khác.

Với cách lòng vòng này, chị Hòa có thể “ăn no ngủ kỹ” nếu tỷ giá tiếp tục tăng. Chị vẫn có chút lời sau khi đã bù trừ các hợp đồng vay mượn lẫn cho nhau. Tỷ giá VND/USD đã tăng mạnh bởi tác động từ cuộc đấu thương mại Mỹ - Trung, dự kiến tăng lên 3 điểm phần trăm cho cả năm 2018. Đó là cú nhảy cao nhất của nó trong vòng 5 năm qua.

Nhưng không phải mọi người dân muốn giữ tiền đều có thể làm cách này. Họ cần có chút hiểu biết, có thông tin, nắm được các điều kiện của từng nhà băng, từng khoản vay và phải có cả năng lực tính toán. Mặc dù chỉ số trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang nhích lên, nhưng sẽ là ngây thơ nếu cho rằng chúng ta sẽ dễ dàng thu lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Về cơ bản, cuộc chiến tranh thương mại vẫn đang hàm chứa đầy ẩn số cho những nền kinh tế nhỏ như Việt Nam. Việc đồng Nhân dân tệ liên tục mất giá so với đồng “Đô” sau các hành động của ông Trump có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ với Trung Quốc mà còn lan sang các nền kinh tế châu Á.

Đồng Tệ đã suy yếu rõ rệt từ giữa tháng Sáu cùng sự xấu đi của các chỉ số kinh tế Trung Quốc. Tiền Tệ mất giá khiến vị thế các đồng tiền châu Á suy giảm đáng kể. Nhà đầu tư đều hiểu, nếu đồng Tệ tụt giá quá mạnh, dòng vốn nước ngoài có thể đồng loạt tháo chạy khỏi Đại lục, kéo theo làn sóng thu gom, găm giữ ngoại tệ của nhà đầu tư và đặt Trung Quốc trước nguy cơ suy thoái. Kinh tế châu Á sẽ trượt theo.

Cú bấm nút của Tổng thống Trump với thuế suất lên hàng Trung Quốc đã khiến hành vi giữ tiền của chị Hòa thay đổi, liệu nó có tạo ra mất cân bằng kinh tế ở Việt Nam hay không? Không ai có kinh nghiệm trước về chuyện này.

Tôi thử làm một cuộc khảo sát bỏ túi với hơn chục người, số nhiều câu trả lời là “có thể”. Một CEO quỹ đầu tư nói với tôi rằng, ông gọi trạng thái của các nhà đầu tư tại Việt Nam đang là “lạc quan thận trọng”. Giới ngân hàng - tài chính những ngày này vẫn chưa quên bóng dáng cuộc khủng hoảng tài chính 2008 lẩn khuất đâu đây.

Nhưng cho dù biến động vĩ mô ra sao, nhu cầu quan trọng và chính đáng nhất của người dân là được bảo toàn những gì họ có. Chẳng ai thích cảm giác bị “móc túi” sau một đêm. Và trong khi chưa tìm ra một giải pháp hoàn toàn hài lòng, cách của họ là đem tiền gửi đi lòng vòng như chị Hòa hay cất ở đâu đó.

Chính vì vậy, có lẽ chị Hòa cũng như mọi người chủ gia đình, doanh nghiệp, họ chờ đợi thông tin về kinh tế vĩ mô, về chính sách tiền tệ nhanh và đầy đủ được công bố có trách nhiệm từ cơ quan điều hành nền kinh tế. Thông tin là công cụ hữu hiệu nhất để mọi người biết chính xác điều gì đang xảy ra. Như kỳ vọng của thủ tướng, thì thậm chí Việt Nam còn cần cả “phân tích có chiều sâu, đánh giá tác động”. Nhưng cho đến giờ những phân tích ấy vẫn được gọi là “điểm yếu của các nước đang trong quá trình chuyển đổi như nước ta”.

Để nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài bỏ tiền dài hạn vào một nền kinh tế, dù gửi tại ngân hàng hay mở doanh nghiệp, dù đầu tư trực tiếp vào kinh doanh hay gián tiếp trên thị trường chứng khoán, ở đâu cũng cần niềm tin. Hãy nhớ lại “các khoản vay dối trá”, "giả định tồi" hay "khẩu vị tham lam” - các cách gọi của giới phê bình quốc tế - trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cách đây đúng 10 năm để thấy: sự hưng phấn trên thị trường tài chính không phải bao giờ cũng vui nếu nó không đi kèm sự tin cậy.

Khi mất niềm tin, không ai là người được lợi. Còn nếu có được nó, ít nhất tất cả có thể ngủ ngon, dù tài sản của họ không còn tăng trưởng nhanh như những ngày tươi đẹp.

Hồng Phúc

dong tien boi roi Thông điệp trước bầu cử của ông Putin

Nga đang phát triển những vũ khí hạt nhân mới khiến các hệ thống phòng thủ của đối phương trở nên "vô dụng"

dong tien boi roi Năm 2018, lãi suất còn tiếp tục giảm?

Ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế ...

dong tien boi roi Điều hành CSTT góp phần ổn định vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng hợp lý

Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, từ đầu năm 2017, NHNN Việt Nam kiên định điều hành chính sách tiền tệ ...