Dồn sức cú thâu tóm lớn, đại gia số 1 đối mặt rủi ro

Đại gia số 1 ngành sữa Việt Nam dồn dập cho mục tiêu tấn công vào thị trường Trung Quốc để gia tăng doanh thu và lợi nhuận trong bối cảnh nguy cơ suy thoái ở mảng bò sữa truyền thống có thể đến rất nhanh.

 Đại gia số 1 ngành sữa Việt Nam dồn dập cho mục tiêu tấn công vào thị trường Trung Quốc để gia tăng doanh thu và lợi nhuận trong bối cảnh nguy cơ suy thoái ở mảng bò sữa truyền thống có thể đến rất nhanh.

HĐQT của CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk (VNM) vừa thông qua Nghị quyết về việc mua thêm cổ phiếu GTN của CTCP GTNFoods để đạt tỷ lệ sở hữu 75% vốn điều lệ của công ty đang có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán này.

Tính đến đầu tháng 11 vừa qua, Vinamilk sở hữu khoảng 108 triệu cổ phiếu GTN, tương ứng 43,17% vốn. Điều đó có nghĩa, nếu thực hiện thành công nghị quyết của HĐQT thì Vinamilk sẽ phải mua thêm 79,5 triệu cổ phiếu GTN.

Trong phiên giao dịch cuối tuần 6/12 thị trường ghi nhận hàng triệu cổ phiếu GTN được giao dịch thỏa thuận tại mức giá trần 22.850 đồng/cp, trị giá cả trăm tỷ đồng. Trên sàn, cổ phiếu GTN hiện tăng nhẹ 100 đồng lên 21.500 đồng/cp.

Trong vòng 1 năm qua, cổ phiếu  GTNFoods (đơn vị đang sở hữu thương hiệu sữa Mộc Châu) tăng mạnh từ mức 10.000 đồng/cp lên mức hơn gấp đôi như hiện tại.

Vinamilk tấn công thị trường Trung Quốc.

Trong khi đó, cổ phiếu Vinamilk đang ở mức đáy 1 năm, ở mức khoảng 115.000 đồng/cp, thấp hơn khá nhiều so với mức 145.000 đồng/cp ghi nhận hồi giữa tháng 2/2019 và thấp hơn nhiều so với đỉnh cao 170 ngàn đồng/cp (giá điều chỉnh) cách đây khoảng 2 năm.

Thương vụ sáp nhập giữa Vinamilk và GTNFoods bắt đầu được thực hiện từ đầu tháng 3/2019 với động thái chào mua công khai cổ phiếu GTN từ phía Vinamilk. Vinamilk thâu tóm công ty mẹ của thương hiệu sữa Mộc Châu với mục đích đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Tiềm năng của thị trường tỷ dân của Trung Quốc là rất to lớn, tín hiệu của VNM vào thị trường này cũng khá tốt. Tuy nhiên, rủi ro cũng nhiều.

Rủi ro không chỉ ở chỗ Vinamilk đã và sẽ phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để có được GTNFoods, mà còn là ở vấn đề chính sách và còn do Trung Quốc là một thị trường đầy cạnh tranh và Vinamilk đã mất 10 năm để nghiên cứu một chiến lược phù hợp nhằm có được một chỗ đứng cho thị trường này.

Bà Mai Kiều Liên làm điều chưa từng có, đại gia số 1 ngành sữa vẫn đối mặt rủi ro

Bài toán tăng trưởng của Vinamilk cũng phải tính đến sự suy giảm sức cầu nói chung của ngành này. Gần đây, công ty sữa bò lớn nhất Mỹ Dean Foods (có tuổi đời gần 100 năm) đã phải nộp đơn phá sản do sự suy thoái nhanh chóng ở mảng sữa bò truyền thống.

Trên thực tế, lợi nhuận của Vinamilk cũng bắt đầu có dấu hiệu giảm nhẹ sau nhiều năm tăng mạnh. Việc mở rộng vào thị trường Trung Quốc là hướng đi nhằm đảm bảo sự phát triển cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều mà nhiều người lo ngại là doanh nghiệp của bà Mai Kiều Liên sẽ phải bỏ ra một khoản tiền lớn để có sữa Mộc Châu phục vụ cho việc tấn công vào thị trường Trung Quốc. Trong khi nếu có bất cứ một cú sốc nào, ảnh hưởng tới doanh nghiệp mẹ trong tương lai là rất lớn.

Trong thời gian vừa qua, Vinamilk cũng đã đa dạng hóa sản phẩm từ sữa bò và nghiên cứu phát triển các sản phẩm hữu cơ, đồng thời mở rộng mạng lưới kênh phân phối với chuỗi cửa hàng riêng biệt. Tuy nhiên, những động thái này làm tăng chi phí bán hàng và nếu không kiểm soát, quản trị tốt, Vinamilk có thể sẽ gặp khó khăn.

Cổ phiếu Vinamilk gần đây bị bán ra nhiều trong bối cảnh thị trường đón nhận nhiều cổ phiếu ngôi sao ngành hàng tiêu dùng nhanh MVCG như MSN, MML, SAB, Vocarimex… Một đợt suy giảm vừa qua đã khiến trị giá của Vinamilk trên thị trường chứng khoán giảm hàng ngàn tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), chỉ số VN-Index tiếp tục hồi phục nhẹ. Cổ phiếu Vingroup giảm  nhẹ nhưng 2 mã khác là Vinhomes và Vincom Retail tăng giá. Cổ phiếu ngành tiêu dùng MSN giảm tiếp sau cú thâu tóm hệ thống bán lẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Cổ phiếu Vinamilk tăng nhẹ trở lại sau nhiều ngày giảm. Sabeco tăng khá mạnh.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng có dấu hiệu hồi phục.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn khá thận trọng.

Theo MBS, thị trường chỉ có 2 phiên tăng trong tuần đầu tiên của tháng cuối năm, tiếp tục giảm sang tuần thứ 4 liên tiếp. MSN là nhân tố gây sức ép lên thị trường trong tuần vừa qua sau thương vụ M&A lớn nhất kể từ đầu năm.

Về kỹ thuật, thị trường đã tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, tuy vậy ở vùng hỗ trợ mới ở 950 điểm - 960 điểm áp lực bán đã giảm hẳn, thanh khoản đã giảm từ mức 3.600 tỷ đồng về còn trên 2.700 tỷ đồng. Sau nhịp điều chỉnh mạnh vừa qua, khả năng thị trường có nhịp pullback là rất cao. Nhóm cổ phiếu Vingroup cùng với sự trở lại của các nhóm khác như: Bán lẻ, vật liệu xây dựng, ngân hàng,….sẽ là động lực cho thị trường hồi phục.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/12, VN-Index tăng 0,29 điểm lên 963,56 điểm; HNX-Index tăng 0,13 điểm lên 102,5 điểm. Upcom-Index tăng 0,11 điểm lên 55,92 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 3 ngàn tỷ đồng. Khối ngoại vẫn bán ròng 30 tỷ trên toàn thị trường, tập trung vào VNM (63,7 tỷ đồng), MSN (29,9 tỷ đồng), VHM (18,7 tỷ đồng)…

V. Hà  09/12/2019

PVN tổ chức tập huấn phổ biến các văn bản pháp luật về an toàn, quản lý rủi ro

Ngày 15/11/2019, tại Thành phố Vũng Tàu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập ...

TikTok gây rủi ro cho an ninh quốc gia Mỹ?

TikTok, ứng dụng video ngắn đang rất "hot", thu hút hàng triệu thanh thiếu niên đăng các đoạn clip hài hước và biến thành các ...

Lao động Việt Nam làm việc "chui" ở nước ngoài đối mặt với những rủi ro gì?

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), việc  công dân Việt Nam ra nước ngoài theo ...

 

/ vietnamnet.vn