Doanh nghiệp “lách” qua “lỗ hổng” Nghị định 86

Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10.9.2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, thay thế Nghị định 91 và Nghị định 93 của Chính phủ, sau hơn 3 năm thực hiện, đã xuất hiện nhiều “lỗ hổng” trong hoạt động quản lý, kinh doanh vận tải bằng ôtô.

doanh nghiep lach qua lo hong nghi dinh 86

Chia sẻ

Nhân viên XE Việt Nam Limousine thu tiền khách ngay trên xe. Ảnh: TT

Đặc biệt là tình trạng nhà xe lợi dụng những “kẽ hở” của Nghị định 86, tổ chức mở “bến cóc”, chạy xe hợp đồng “trá hình” tuyến cố định, gây mất TTATGT, làm gia tăng ùn tắc trong các đô thị, phá vỡ trật tự vận tải, cạnh tranh không lành mạnh và trốn tránh nghĩa vụ thuế - phí với Nhà nước số tiền hàng nghìn tỉ đồng.

>>> Xe hợp đồng “trá hình” chạy tuyến cố định: “Nuốt trọn” cả nghìn tỉ đồng tiền thuế >>> Vụ xe hợp đồng "trá hình" chạy tuyến cố định: “Bất lực” trong xử lý! >>> Nhức nhối xe trá hình: Đủ chiêu trò biến ảo

Phải chăng ở đây có “lợi ích nhóm”?

Mỗi ngày, các cung đường trong cả nước, có hàng vạn xe hợp đồng “trá hình” chạy tuyến cố định lộng hành, gây bức xúc dư luận. Trong khi đó, một số điều của Nghị định 86 không còn phù hợp, tạo “kẽ hở” cho các doanh nghiệp “làm vương, làm tướng”.

Cũng theo tìm hiểu của Báo Lao Động, tình trạng lộn xộn, bát nháo trong lĩnh vực vận tải, đặc biệt là vấn nạn “xe dù, bến cóc”, xe hợp đồng “trá hình” và những tiêu cực trong lĩnh vực vận tải ôtô chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau: Các văn bản pháp luật còn nhiều “lỗ hổng”, tạo điều kiện cho các nhà xe cố tình lợi dụng “kẽ hở” đó để “lách luật” với mục đích trốn tránh các loại thuế, phí và thu lời bất chính. Đây là nguyên nhân cốt lõi giải thích cho sự xuất hiện của hàng vạn xe hợp đồng “trá hình” bản chất là loại hình tuyến cố định .

Bên cạnh đó, lực lượng thực thi pháp luật trong lĩnh vực vận tải đường bộ mà ở đây trực tiếp là cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, Ngành GTVT và chính quyền các cấp, chưa thực hiện đúng và nghiêm túc chức năng, nhiệm vụ của mình, thậm chí còn có hiện tượng “bảo kê”, “tham nhũng vặt”, phớt lờ không xử lý sai phạm, tạo “lợi ích nhóm” để các nhà xe ngang nhiên lộng hành, bất chấp quy định pháp luật.

Chính điều này khiến cho các nhà xe hoạt động chui, trái pháp luật và sẵn sàng “đi đêm”, “qua mặt” cơ quan chức năng. Nếu nhìn thẳng vào “mớ bòng bong” của hoạt động vận tải hành khách đường bộ của chúng ta hiện nay, sẽ thấy rất rõ điều đó.

Trong các kỳ trước, Báo Lao Động đã phản ánh, chỉ tính riêng tại Hà Nội và TPHCM đã có hàng nghìn DN với hàng vạn xe hợp đồng “trá hình” chạy tuyến cố định, trong đó có nhiều “con voi chui lọt lỗ kim” phải kể đến như: Công ty TNHH Thành Bưởi (225 xe, trong đó trung chuyển là 41); Toàn Thắng (105 chuyến/ ngày); XE Limousin Việt Nam (trên 50 chuyến/ ngày); xe Interbusline, Hưng Thành, Sao Việt, Đại Nam, Anh Dũng, Hà Sơn, Phúc Xuyên, Hà Lan, Vinh Quang, Hà Nọi Limousine, Bình Minh, Nam Cường…

Các nhà xe này đều “lách luật” bằng cách sử dụng xe hợp đồng “trá hình”, xe chở khách du lịch “trá hình” bán vé cho khách lẻ đặt chỗ và chở khách theo tuyến cố định. Mục đích chính của họ là trốn thuế, phí bến bãi và lập bến cóc tổ chức bán vé, đón trả khách ngay tại văn phòng.

Để giúp sức cho các nhà xe này thỏa sức lộng hành, các lực lượng chức năng chính là “cánh tay phải”. Qua nhiều ngày tìm hiểu, nhóm PV Báo Lao Động đã tận thấy nhiều hình ảnh “chướng tai, gai mắt” khi xe hợp đồng “trá hình” chạy tuyến cố định bắt khách ngay trước mặt lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, thậm chí chỉ cách chốt, trụ sở của lực lượng này vài bước chân, nhưng không hề bị kiểm tra, xử lý.

Điển hình nhất là Thanh tra sở GTVT TPHCM chỉ cách văn phòng Cty TNHH Thành Bưởi chừng vài bước chân nhưng không có bất kỳ đọng thái nào xử lý đối với DN này. Ngoài ra, khi Báo Lao Động phản ánh nhà xe Thành Bưởi mở bến cóc tại Công viên Hòa Bình và trên đường Trần Phú, Hùng Vương thì lãnh đạo Thanh tra GTVT kêu khó và “bó tay” không xử lý nổi.

Trao đổi với Báo Lao Động, các cơ quan chức năng Sở GTVT Hà Nội và TPHCM và chính quyền địa phương đều kêu khó, kêu khổ, đổ lỗi cho nhau hoặc biện minh bằng cách “không có sự phối hợp liên ngành, khó có thể xử lý”.

Nhưng khi được hỏi, đã bao giờ chính quyền địa phương phối hợp với lực lượng thanh tra giao thông kiểm tra các văn phòng của nhà xe hay chưa và qua kiểm tra phát hiện, xử lý thế nào, các DN vi phạm lặp lại nhiều lần có đề nghị rút giấy phép của nhà xe nào không, ở trên đường, lực lượng thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông tại sao không phối hợp xử lý đối với xe hợp đồng dừng đỗ đón khách trên đường hoặc đón khách tại “bến cóc”… - thì chỉ nhận được cái lắc đầu của các lực lượng này.

Đã rất nhiều lần Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản yêu cầu các bộ ngành, cơ quan chức năng tập trung xử lý dứt điểm tình trạng “xe dù, bến cóc”, xe hợp đồng “trá hình” chạy tuyến cố định và giao trách nhiệm cho người đứng đầu lĩnh vực, địa phương chịu trách nhiệm nếu để tình trạng trên tiếp diễn. Tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, làm cho có tí thành tích báo cáo, rồi “đâu lại vào đó” diễn ra khá phổ biến.

Bằng chứng rất rõ là khi Báo Lao Động phản ánh, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã ban hành văn bản yêu cầu kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng “xe dù, bến cóc” trên địa bàn Hà Nội và sân bay Quốc tế Nội Bài, tiếp đó lại ban hành văn bản yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng “xe dù, bến cóc”, nhưng hiện nay, tình trạng này tại HN vẫn diễn ra công khai, thách thức pháp luật, còn lực lượng chức năng thì “có cũng như không”.

Vậy trách nhiệm thuộc về ai? Liệu ông Đào Vịnh Thắng -Trưởng Phòng CSGT, CATP. Hà Nội - và ôngTrần Vịnh Quang - Chánh Thanh tra sở GTVT Hà Nội - có biết điều đó, có chịu trách nhiệm về điều đó và lãnh đạo Công an TP.Hà Nội và Sở Giao thông Hà Nội? Tại sao không kiểm điểm, truy trách nhiệm hoặc luôn chuyển công tác đối với những cán bộ đứng đầu ngành không hoàn thành nhiệm vụ, để lặp lại vi phạm nhiều lần, trong thời gian dài?

Dư luận đặt câu hỏi, liệu có “lợi ích nhóm”, và tình trạng này đến bao giờ mới chấm dứt?

doanh nghiep lach qua lo hong nghi dinh 86
Lái xe Hà Lan Limousine thu tiền khách lẻ. Ảnh: TT

Dự thảo Nghị định thay thế thiếu tâm, thiếu tầm?

Để xử lý tình trạng trên, tháng 4.2018, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã yêu cầu “Bộ Công an, GTVT, TTTT và UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại chỉ thị số 12/CT-TTg, ngày 2.6.2015, về tăng cường các biện pháp cấp bách nhằm đảm bảo TTATGT trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ôtô. Phó Thủ tướng yêu cầu phải đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm theo phản ánh của báo chí, kiên quyết không để xảy ra tình trạng “xe dù, bến cóc” gây mất TTATGT trên địa bàn. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất nâng cao chế tài xử lý vi phạm.

Phó Thủ tướng nêu rõ: Bộ GTVT tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến của UBND TP. Hà Nội và các Bộ, ngành T.Ư về dự thảo nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô thay thế Nghị định 86, khẩn trương hoàn thiện nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ…

Tuy nhiên, đã qua hơn 2 năm soạn thảo và 4 lần chỉnh sửa và qua nhiều chuyến đi học hỏi kinh nghiệm ở Hàn Quốc, Thái Lan… Ban soạn thảo Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86 vẫn không giải quyết được những nguyên nhân cốt yếu dẫn đến tình trạng mất trật tự, lộn xộn trong kinh doanh vận tải bằng xe ôtô và thậm chí vẫn tạo ra những “lỗ hổng” chết người để các DN chạy xe hợp đồng “trá hình” tiếp tục lách luật.

Theo ý kiến thẩm định từng nội dung của Bộ Tư pháp về “sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị định quy định chi tiết với văn bản giao quy định chi tiết” thì: Luật Giao thông đường bộ quy định rõ có 5 loại hình vận tải hành khách bằng xe ôtô: Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng .....

Nhưng dự thảo nghị định lại chưa đưa ra định nghĩa cụ thể và đúng bản chất từng loại hình vận tải này. Hệ quả, không định nghĩa đúng bản chất, cụ thể, rõ ràng về từng loại hình vận tải có thể dẫn đến ban hành quy định để quản lý từng loại hình sai, không thể có giải pháp quản lý và chế tài quản lý đúng, phù hợp với từng loai hình vận tải, vì vậy Bộ Tư pháp đề nghị bổ sung định nghĩa đúng bản chất và rõ ràng về 5 loại hình vận tải mà Luật Giao thông đường bộ đã xác định và đề nghị Chính phủ phải cụ thể hóa và hướng dẫn triển khai thực hiện cho phù hợp với từng loại hình kinh doanh vận tải.

Còn rất nhiều những “lỗ hổng” trong dự thảo nghị định cũng được chỉ ra, nó sẽ là những cơ sở để các DN tiếp tục lợi dụng, hoạt động kinh doanh bất chính. Cụ thể những “lỗ hổng” nào trong Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô còn tồn tại và giải pháp bịt “lỗ hổng” ra sao, mời độc giả đón đọc kỳ tiếp theo…

(Còn tiếp)

doanh nghiep lach qua lo hong nghi dinh 86 Lỗ hổng mới giúp hacker đọc trộm email

Một nhóm các nhà nghiên cứu bảo mật châu Âu vừa tìm ra một lỗ hổng mới cho phép hacker vượt qua các giao thức ...

doanh nghiep lach qua lo hong nghi dinh 86 Muốn chọn được người tài thì phải thi tuyển công khai, minh bạch

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Lê Thanh Vân (ảnh) đã nói như vậy với PV Báo Lao ...

doanh nghiep lach qua lo hong nghi dinh 86 Làm mất tiền khách hàng, tổng giám đốc Eximbank có nên từ chức?

Cổ đông đặt vấn đề như vậy tại ĐHCĐ thường niên của nhà băng này, và nói với nhiều lỗ hổng quản trị nội bộ ...

/ https://laodong.vn