Muốn chọn được người tài thì phải thi tuyển công khai, minh bạch

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Lê Thanh Vân (ảnh) đã nói như vậy với PV Báo Lao Động về giải pháp để ngăn chặn “lỗ hổng” trong công tác bổ nhiệm cán bộ trẻ trong thời gian vừa qua. Và việc tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín ngang tầm nhiệm vụ cũng là một trong những đề án được trình Hội nghị Trung ương 7, khóa XII, dự kiến sẽ diễn ra đầu tháng 5 tới đây.

muon chon duoc nguoi tai thi phai thi tuyen cong khai minh bach

Nói về việc trong thời gian qua, hàng loạt địa phương vi phạm trong bổ nhiệm cán bộ trẻ, như vụ bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh (Thanh Hóa); ông Lê Phước Hoài Bảo (Quảng Nam); ông Vũ Minh Hoàng (Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ),.. ông Lê Thanh Vân cho biết: Hiện nay, mình đang thực hiện tuyển cán bộ qua xét tuyển, bổ nhiệm. Việc xét tuyển cán bộ là do lựa chọn của tập thể, cá nhân và bỏ phiếu, mà bỏ phiếu thì dễ bị chi phối về tình cảm giữa cấp dưới với con của lãnh đạo… Rồi không loại trừ việc mua phiếu, thỏa thuận đổi chác lẫn nhau, tôi bỏ cho anh, lần khác anh bỏ cho tôi. Do vậy dễ dẫn đến tiêu cực trong bổ nhiệm. Do vậy, theo tôi là, muốn tuyển chọn được người tài thì phải thi tuyển cán bộ công chức một cách công khai, minh bạch, không hình thức.

Như ông vừa nói, cần phải thi tuyển cán bộ, công chức công khai minh mạch mới chọn được người tài, vậy việc xét tuyển trước đây, theo ông có vấn đề gì chăng, thưa ông?

- Tôi cho rằng, cơ chế của chúng ta hiện nay là xét tuyển, ví dụ 1 người nào đó được cá nhân giới thiệu ra tập thể để xét tuyển, nhưng tiêu chuẩn xét tuyển lựa chọn chủ yếu là định tính, tiêu chí về bằng cấp và chỉ số trách nhiệm, trong khi đó định tính thì không thể xác định chính xác được, mà phải bằng định lượng. Có nghĩa là, phải dựa trên căn cứ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng công việc và mức độ hoàn thành của anh đối với công việc anh đã và đang làm.

Ví dụ: Anh được đề bạt lên cấp trưởng thì khi ở cấp phó anh đã làm được những gì?. Mức độ hoàn thành ra sao, thời hạn giao việc cho anh có đảm bảo được hay không? Và kế hoạch nếu được bầu vào cương vị mới sẽ làm những gì, phải có cụ thể, chi tiết để mọi người đều biết.

Tức là phải có đong đếm về công việc. Còn tập thể chỉ đánh giá, mà đánh giá phải phơi bày ra hết về hạnh kiểm và phẩm chất của anh đó ra sao và trong sinh hoạt có giữ được tác phong lề lối của người cán bộ hay không, có biểu hiện tha hóa hay không? Sau đó bỏ phiếu chỉ mang tính chất tham khảo thôi. Còn lại vẫn phải thi tuyển về lý luận và thi thực tiễn. Nếu làm được như vậy thì có là con ông cháu cha sẽ không ai phản ánh được gì cả. Nhưng lâu nay chúng ta vẫn thực hiện xét tuyển thông qua nhiều kênh, nên tiêu cực có, tình cảm có thì làm sao chọn được người tài.

Việc chọn cán bộ sẽ bằng thi tuyển công khai, minh bạch, vậy việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp sở, theo ông cần có giải pháp căn cơ như thế nào để không có việc “đổi chác” nữa, thưa ông?

- Đúng vậy, phải coi thi tuyển là bước đổi mới căn bản trong việc lựa chọn cán bộ có tài, có đức. Thế còn khi bổ nhiệm, thì tập thể quyết định bỏ phiếu, theo tôi, người bỏ phiếu phải ký xác nhận đối với từng người mà anh đã bỏ phiếu cho người đó, để sau này, nếu người đó có sai phạm hoặc không làm được việc thì anh phải chịu trách nhiệm và không thể đổ lỗi cho tập thể được.

Theo tôi là phiếu phải lưu giữ cẩn thận và người được bỏ phiếu trước khi đưa ra bầu bổ nhiệm phải được xác minh, thẩm tra tư cách rõ ràng.

Tóm lại, trong bổ nhiệm cán bộ, quyền của người bỏ phiếu đến đâu thì người đó phải chịu trách nhiệm đến đấy. Nếu sau này phát hiện đương sự được bổ nhiệm không làm được việc, bị vi phạm kỷ luật thù tùy theo mức độ vi phạm để xử lý. Ví dụ, anh che lấp đi những khiếm khuyết, thiếu sót như không có bằng hay bằng giả hoặc mượn bằng của người khác, mượn tuổi người khác, dối trá về hồ sơ, thành tích không có gì thì khi phát hiện phải xử lý và xử lý cả những người có liên quan từ giới thiệu đến bổ nhiệm cũng phải bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm, thậm chí khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự và nếu nghiêm như thế thì sẽ không còn tiêu cực nữa.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói, giao cho anh quyền phải có cái roi để anh không thể, không dám và cũng không muốn tham nhũng. Theo tôi, để không thể thì anh phải đưa ra được những tiêu chí cụ thể để người ta không thể lách được. Căn cứ từng ấy tiêu chí, anh có thi được không và để anh thấy được năng lực của mình, nếu không thể với được thì người ta sẽ thôi. Bởi vì anh ngồi ở vị trí ấy mà anh không làm được việc thì pháp luật sẽ trừng trị anh.

Để cán bộ không muốn và không dám tham nhũng, tôi nhắc lại, khi phát hiện người cán bộ vi phạm phải trừng trị thật nghiêm từ người bỏ phiếu, người giới thiệu, người ra quyết định liên quan đến cán bộ vi phạm đó, cao nhất là xử lý bằng pháp luật hình sự, nhẹ nhất là xử lý hành chính, cách chức, bãi miễn. Nếu không gắn với trách nhiệm hình sự và pháp luật thì người ta sẽ còn lăm le, lợi dụng chức vụ để chuộc lợi. Đây chính là trả lời cho vấn đề đặt ra của đồng chí Tổng Bí thư là không muốn và không dám là như vậy.

Theo ông, việc cần thiết nhất đó chính là phải xây dựng cơ chế giám sát quyền lực đối với cán bộ có chức có quyền?

- Đúng vậy. Bên cạnh việc xây dựng cơ chế giám sát quyền lực thì 1 căn cứ để đánh giá rõ nét nhất về người cán bộ lãnh đạo đó chính là chương trình hành động của người được bổ nhiệm.

Với cán bộ được bổ nhiệm hay cán bộ được bầu cử cũng vậy, anh phải có chương trình kế hoạch cụ thể, vì đấy là cam kết của anh với tập thể, trong nhiệm kỳ 5 năm, anh sẽ làm những gì. Rồi sau đó cũng phải có đánh giá như, trong thời gian 6 tháng đầu tiên anh đã làm được gì, còn vướng mắc những gì để anh đưa ra được chính sách và giải pháp để xử lý. Cứ 1 năm đánh giá 1 lần, có barem đánh giá từng công việc. Nếu anh không làm được việc thì phải từ chức, nếu không từ chức thì phải bãi miễn chức vụ hoặc là ai bổ nhiệm anh thì phải xử lý cả những người ấy.

Theo tôi, để ngăn chặn được việc này, phải thi tuyển công chức, cán bộ công khai, minh bạch, trong việc bầu, bổ nhiệm, lựa chọn cán bộ lãnh đạo cũng vậy, kèm theo đó là phải có cơ chế giám sát cán bộ lãnh đạo và quan trọng là phải có công thức định lượng rõ ràng mới thực hiện được.

- Xin cảm ơn ông!

muon chon duoc nguoi tai thi phai thi tuyen cong khai minh bach Gài người nhà chứ không tìm người tài

Ngay sau khi cựu Chủ tịch Đà Nẵng bị bắt, người ta phát hiện con trai ông đi học nước ngoài bằng tiền ngân sách ...

muon chon duoc nguoi tai thi phai thi tuyen cong khai minh bach Vụ án Cao Bá Quát suýt bị tử hình vì chữa hàng loạt bài thi

Thấy 24 bài thi văn hay nhưng phạm húy, không nỡ đánh trượt người tài, quan Ngoại trường Cao Bá Quát cùng một viên sơ ...

muon chon duoc nguoi tai thi phai thi tuyen cong khai minh bach Cách thu hút nhân tài của TP HCM bị cho là \'trên trải thảm, dưới trải đinh\'

Nhiều chuyên gia giáo dục, khoa học công nghệ... mong muốn thành phố tạo môi trường thuận lợi, tự do nhất cho người tài cống ...

/ Lao động