Đã qua 2 nhiệm kỳ “Đảng bộ và chính quyền thủ đô”. Vô số các khẳng định quyết tâm. Chưa kể trường kỳ miên man các cuộc họp bàn. Và cả tiền nữa, mấy chục tỉ mà Hà Nội tạm ứng để tháo dỡ..., sai phạm 8B Lê Trực vẫn ở đó, như nó vẫn vậy suốt từ 2015.
Đã qua 2 nhiệm kỳ “Đảng bộ và chính quyền thủ đô”. Vô số các khẳng định quyết tâm. Chưa kể trường kỳ miên man các cuộc họp bàn. Và cả tiền nữa, mấy chục tỉ mà Hà Nội tạm ứng để tháo dỡ..., sai phạm 8B Lê Trực vẫn ở đó, như nó vẫn vậy suốt từ 2015.
Công trình “vi phạm từ móng”; Chủ đầu tư thì “rất cùn”. “Để giữ kỷ cương, đập cả tòa nhà 8B Lê Trực cũng phải làm” - trong ngoặc kép là lời Chủ tịch UBND TP. Nguyễn Đức Chung. Song, có một sự thật là suốt từ 2015 tới nay, vi phạm xây dựng “to bằng cái đình” này cứ vẫn ở đó thôi.
Vi phạm xây dựng tại tòa nhà 8B Lê Trực vừa được đưa ra chất vấn trước Quốc hội hôm 4.6 vừa rồi. Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, Hà Nội đang thực hiện cưỡng chế, phá dỡ phần vi phạm, “phần cưỡng chế theo chiều ngang thì đã làm rồi, còn theo chiều dọc thì có liên quan đến kết cấu và tính chịu lực của công trình. Bộ Xây dựng sẽ sẵn sàng phối hợp đưa ra phương án xử lý, phá dỡ tốt hơn nếu Hà Nội yêu cầu”.
Từ 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Hà Nội xử lý dứt điểm vi phạm tại tòa nhà này bởi nó vi phạm nghiêm trọng. Bởi chủ đầu tư đã “bất chấp pháp luật”. Bởi đó là một điển hình về sự yếu kém trong công tác quy hoạch và trật tự đô thị.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng từng đặt câu hỏi “Hà Nội có nghiêm túc xử lý tới cùng sai phạm trong vụ tòa nhà 8B Lê Trực không? Hay vẫn cứ để trơ trơ như thế?”. Và ông kết luận “Hà Nội là phải làm gương cho cả nước”.
Các đời Bí thư của Hà Nội cũng thừa cương quyết. Bí thư Hoàng Trung Hải từng than rằng: Vi phạm tại 8B Lê Trực là trường hợp rất điển hình mà cả nước biết đến..”.
Trước đó, Bí thư Phạm Quang Nghị khẳng định việc xử lý vi phạm “không cần biện pháp gì mới lạ, cứ đúng quy định mà làm. Sai chỗ nào cắt chỗ đấy, xây sai 16 m cắt đi 16 m”.
Thậm chí, trước thông tin chủ đầu tư 8B Lê Trực muốn hiến phần vi phạm cho nhà nước sử dụng vào các mục đích công ích, ông Nghị khẳng định “Không thể dùng hình thức hiến hay tặng để đổi cho những sai phạm được... Nếu nhà nước chấp thuận thì lần sau, các chủ đầu tư khác cũng làm sai”.
Vậy là đã qua 2 nhiệm kỳ “Đảng bộ và chính quyền thủ đô”. Đã qua 2 khóa Quốc hội. Đã mấy lần được chất vấn. Vô số các khẳng định quyết tâm. Chưa kể trường kỳ miên man các cuộc họp bàn. Chưa tính 2 lần Hà Hội định “chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để xử lý hình sự”. Và cả tiền nữa, khi Hà Nội đang phải tạm ứng mấy chục tỉ tiền tháo dỡ..., sai phạm 8B Lê Trực vẫn ở đó, như nó vẫn vậy suốt từ 2015.
"Hộ dân xây nhà, chỉ đẩy một xe cát vào, thanh tra xây dựng đã biết. Nhưng tại sao có những cái nhà xây to như con voi mà chúng ta không biết!"- đây câu nói của Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc.
Chúng ta “không biết”, không xử lý nổi phải chăng chính vì lý do nó là con voi, chứ không phải xe cát?
Quyết xử lý sai phạm tòa nhà 8B Lê Trực
Hơn 3 năm qua, việc phá dỡ phần sai phạm tại công trình này vẫn chưa hoàn thành, gây bức xúc trong dư luận |
Ông Nguyễn Đức Chung: "Để đảm bảo kỷ cương thì đập cả tòa nhà Lê Trực cũng phải đập"
Cho rằng nhà 8B Lê Trực sai phạm từ móng, Chủ tịch Hà Nội đã chuyển hồ sơ dự án sang cơ quan công an. |