Dịch virus Cororna bùng phát từ Trung Quốc và lây lan ra gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang thử thách giới hạn của hệ thống y tế ở Châu Á cũng như nhiều nơi khác khi số người nhiễm bệnh đã vượt qua 40.000 người với hơn 1.000 người chết.
Ca tử vong hằng ngày lần đầu vượt ngưỡng 100
Số ca tử vong hàng ngày do virus Corona mới của Trung Quốc lần đầu vượt ngưỡng 100, giới chức y tế Trung Quốc thông tin ngày 11.2. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) nêu trong bản cập nhật ngày 11.2 là có 108 ca tử vong trong 24 giờ trước, nâng tổng số ca tử vong ở Trung Quốc đại lục lên 1.016 ca. Số ca nhiễm mới giảm nhẹ từ 3.062 ca một ngày trước đó xuống còn 2.478 ca, nâng tổng số ca nhiễm ở Trung Quốc đại lục lên 42.638 ca, trong đó có nhiều người đã được chữa khỏi và xuất viện.
Dù nhiều cơ quan, doanh nghiệp Trung Quốc đang mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, nhiều người dường như vẫn tiếp tục ở nhà. Giới chức y tế công hiện đang theo dõi chặt chẽ xem việc trở lại làm việc ở các thành phố và doanh nghiệp nối lại hoạt động kinh doanh có làm virus lây lan mạnh hơn không, theo AP.
Hơn 440 ca nhiễm virus được xác nhận ngoài Trung Quốc đại lục, trong đó có 2 ca tử vong ở Hong Kong (Trung Quốc) và Philippines. Đáng chú ý, trong số này có 135 ca nhiễm virus trên tàu du lịch Diamond Princess đang được cách ly ở Yokohama, gần Tokyo, Nhật Bản.
Anh tuyên bố virus Corona là mối đe dọa nghiêm trọng và sắp xảy ra với sức khỏe cộng đồng, đồng thời tuyên bố buộc phải bắt giữ những người nhiễm virus nếu cần thiết. Tại Mỹ, ca nhiễm virus Corona thứ 13 được xác nhận ở bang California là một người thuộc diện cách ly bắt buộc của liên bang tại căn cứ không quân Miramar, gần San Diego sau khi trở về từ Vũ Hán.
Thách thức với hệ thống y tế công
Tại tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc, có 3 cơ sở lớn đã được chuyển đổi làm bệnh viện dã chiến, cung cấp 3.800 giường bệnh cho bệnh nhân nhẹ. Thành phố dự tính chuyển đổi thêm nhiều cơ sở thành bệnh viện để khám và điều trị. Hai bệnh viện quy mô 1.000 giường và 1.500 giường, cũng nhanh chóng được xây dựng. Quân đội Trung Quốc đã triển khai 1.400 bác sĩ, y tá và các quân nhân khác để giúp đỡ các bệnh viện ở Vũ Hán.
AP đánh giá, ngay trong phạm vi Trung Quốc, các khu vực khác nhau có khả năng khác nhau trong việc ứng phó với dịch bệnh. Nhìn chung, Trung Quốc chi tiêu cho y tế tương đối cao với một quốc gia đang phát triển, ở mức 400 USD/người, theo dữ liệu của WHO. Trong khi đó, Campuchia và Bangladesh lần lượt là 78 USD và 34 USD. Khả năng tiếp cận với hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng cơ bản ở Trung Quốc cũng tương đối cao, với 76% người dân có thể nhận được dịch vụ chăm sóc họ cần mà không gặp khó khăn về tài chính. Ở các quốc gia giàu có hơn, nội dung này là tương đương hoặc hơn 80%.
AP nhận định, trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều quốc gia có thu nhập thấp hơn như Nepal, Sri Lanka… không có đủ nguồn lực tương đối mạnh để cách ly và điều trị cho các bệnh nhân nhiễm virus như ở Nhật Bản, Pháp hay Mỹ.
Trong cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva tuần trước, đại diện từ quốc gia khác nhau, trong đó có Sudan và Bangladesh đã tìm kiếm sự hỗ trợ của cho mạng lưới hệ thống y tế công vốn quá tải. Đại diện từ Sudan cho biết đã bố trí một khu cách ly bằng các nguồn lực địa phương. Tuy nhiên, nước này vừa chiến đấu với 6 dịch bệnh lớn khác và cũng đang chịu sự trừng phạt quốc tế, nên thiếu khoảng 2 triệu USD ngân sách cần thiết.
Hải Anh
Người dân đốt bồ kết phòng ngừa dịch virus Corona có tác dụng không?
Trước tình hình dịch virus Corona , nhiều người dân đang cố gắng dùng mọi cách để bảo vệ bản thân và gia đình, thậm ... |
Dịch virus Corona ngày 12.2: Gần 45.000 ca mắc và 1.112 tử vong
Số ca mắc và tử vong trong dịch virus Corona (nCoV) trên thế giới, trong đó chủ yếu ở Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng ... |
Nhận định thời điểm dịch virus corona lên tới đỉnh và kết thúc
Bệnh dịch do virus corona gây ra sẽ lên tới đỉnh vào giữa hoặc cuối tháng 2, giữ ở đó một thời gian rồi mới ... |