Đề minh họa môn Ngữ văn THPT quốc gia: Vẫn theo “lối mòn” và bất ổn

Bộ GDĐT vừa công bố đề thi minh họa môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2018 cho các học sinh tham khảo. Tuy nhiên, nhiều giáo viên cho rằng đề vẫn theo “lối mòn” và còn bất ổn.

de minh hoa mon ngu van thpt quoc gia van theo loi mon va bat on

Thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Hải Nguyễn

Đề thi nói trên được công bố cách đây ít ngày, cấu trúc không khác gì đề thi chính thức năm 2016 và 2017, gồm 2 phần “Đọc hiểu” và “Làm văn”.

Phần “Đọc hiểu” (3 điểm), dẫn trích đoạn văn bản của tác giả nước ngoài, nhan đề “Quên hôm qua sống cho ngày mai”.

Câu 1 vẫn là câu hỏi “muôn thuở”, yêu cầu chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. Ở câu này, học sinh dễ dàng trả lời là “Nghị luận” (bàn luận, nêu ý kiến về một vấn đề). Câu 2, hỏi “Theo tác giả, vì sao “đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự”. Cách trả lời quá “đơn giản, gọn nhẹ” là chép luôn phần đầu của đoạn trích, hoặc tóm lược ý của đoạn đó.

Câu 3, đột ngột trở nên quá khó với yêu cầu “Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa là một bước lùi gần”? Chúng tôi đã hỏi một số giáo viên Ngữ văn, mỗi người trả lời một kiểu và có người nói thẳng là không hiểu, vì đây là cách diễn đạt với hàm ý không rõ ràng.

Câu 4, đã vượt ra khỏi khuôn khổ tính chất của dạng câu hỏi “Đọc –hiểu”, thực sự đã là bài “Làm văn” với yêu cầu: “Anh chị có đồng tình với quan niệm trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có”? Vì sao?”.

Câu hỏi nói trên cũng đã vượt ra khỏi nội dung của đoạn trích, và là một vấn đề không đơn giản đối với học sinh lớp 12, vì các em cần có nhiều trải nghiệm hơn, để giải quyết.

Đến câu 1 của phần “Làm văn”, tiếp tục yêu cầu học sinh viết khoảng 200 chữ để trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống. Vấn đề này cũng không đơn giản đối với học sinh THPT, vì các em chưa có nhiều “trải nghiệm”; có một số nội dung trùng lặp khi thí sinh đã giải quyết các yêu cầu của nội dung “Đọc –hiểu”. Không hiểu người ra đề căn cứ vào đâu để yêu cầu thí sinh chỉ diễn đạt trong vòng 200 chữ? Nghĩa là giám khảo phải đếm? Và nếu quá thì bị trừ điểm?

Câu 2 của phần Làm văn bị nhiều giáo viên than phiền là quá hóc búa. Yêu cầu học sinh nắm bắt, khái quát hai tác phẩm ở chương trình lớp 11 và lớp 12, đều rất khó của Nguyễn Tuân, để giải quyết một vấn đề lý luận “nhận xét quan niệm của nhà văn về vẻ đẹp con người”. Một số giáo viên bày tỏ: Ngay cả nhiều GV, cũng cảm thấy “khó nhằn”, đừng nói đến học sinh, chỉ trong phạm vi 120 phút, cộng với một “seri” câu hỏi trước đó.

de minh hoa mon ngu van thpt quoc gia van theo loi mon va bat on Không công bố đề thi minh họa THPT quốc gia khiến học sinh lo lắng

Bộ GD&ĐT không công bố đề thi minh họa THPT quốc gia 2018 khiến học sinh, giáo viên lo lắng vì không biết chương trình ...

/ https://laodong.vn