"Người xem sẽ phân biệt giữa ảnh nude nghệ thuật, ca ngợi vẻ đẹp của tạo hóa với mỹ cảm hướng thiện khác với những ảnh khỏa thân đang trôi nổi trên mạng", Cục trưởng Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triểm lãm nói về triển lãm "Ảnh nude nghệ thuật" lần đầu được cấp phép tại Hà Nội.
"Người xem sẽ phân biệt giữa ảnh nude nghệ thuật, ca ngợi vẻ đẹp của tạo hóa với mỹ cảm hướng thiện khác với những ảnh khỏa thân đang trôi nổi trên mạng", Cục trưởng Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triểm lãm nói về triển lãm "Ảnh nude nghệ thuật" lần đầu được cấp phép tại Hà Nội.
Sau nhiều lần bị từ chối, triển lãm ảnh nude nghệ thuật được cấp phép tại Hà Nội đã trở thành sự kiện đánh dấu bước ngoặt cho đổi mới tư duy của các nhà quản lý. Có thể gọi, đó là cuộc cách mạng về góc nhìn văn hóa ở lĩnh vực nghệ thuật khỏa thân.
Chương trình Góc nhìn thẳng có cuộc trò chuyện với ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về vấn đề này.
RANH GIỚI THANH- TỤC TRONG ẢNH KHỎA THÂN
Nhà báo Phạm Huyền:Thưa ông, bấy lâu nay lĩnh vực triển lãm nghệ thuật khỏa thân thường xuyên bị từ chối cấp phép vì những lý do như không phù hợp với thuần phong mỹ tục ở Việt Nam. Vậy tại sao lần này Cục lại quyết định cấp phép cho triển lãm như vậy?
Ông Vi Kiến Thành: Chúng tôi mong muốn, điều này như một hoạt động tháo gỡ một nút thắt trong đời sống sáng tạo của giới nhiếp ảnh, đồng thời, cũng muốn khẳng định ảnh nghệ thuật nude cũng được xã hội và người xem coi nó bình đẳng như các nội dung, đề tài khác.
|
|
Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm (Bộ VHTT&DL) |
Thông qua triển lãm này, chúng tôi mong muốn để người xem có đối trọng, giúp phân biệt giữa ảnh nude nghệ thuật, ảnh nude ca ngợi vẻ đẹp tạo hóa với những mỹ cảm nhân văn hướng thiện khác với những ảnh khỏa thân đang trôi nổi trên các trang mạng xã hội hiện nay.
Nhà báo Phạm Huyền: Đâu sẽ là tiêu chí quyết định cấp phép một sự kiện triển lãm nghệ thuật khỏa thân như vậy? Và làm thế nào để chúng ta có thể phân biệt giữa tục và thanh, giữa nghệ thuật chân chính với các hình ảnh phản nghệ thuật trong lĩnh vực ảnh nude, thưa ông?
Ông Vi Kiến Thành: Nghệ thuật nhiếp ảnh nói chung cũng như văn học nghệ thuật nói riêng không phải toán học. Chính vì thế nó không thể có những đáp số cho thế này là đúng, thế này là chưa chuẩn mà nó là cảm nhận, nó là tầng văn hóa, nó là phông văn hóa, đặc biệt là gu thẩm mỹ của người thưởng thức.
Nhất là với nhiếp ảnh là nghệ thuật thị giác, nó cần sự tiếp xúc, sự giao tiếp trực tiếp giữa người xem và tác phẩm. Từ đấy, người xem sẽ tự rút ra được đánh giá và suy nghĩ của mình đối với đối tượng, đối với tác phẩm đó.
|
|
Để công chúng phân biệt ảnh khỏa thân nghệ thuật với ảnh khỏa thân trôi nổi trên mạng (một tác phẩm tại triển lãm- ảnh: Phạm Huyền) |
Nhà báo Phạm Huyền:Và tôi nhìn thấy trong cuộc triển lãm ngày hôm nay có những bức ảnh cũng thể hiện rất rõ khuôn mặt của người mẫu. Ông có lo ngại và cảm thấy áp lực gì khi ông trực tiếp quyết định việc cấp phép vấn đề này?
Ông Vi Kiến Thành: Việc tuyển chọn 52 tác phẩm trong cuộc triển lãm này đối với những trường hợp ảnh nude lộ rõ danh tính, rõ mặt chân dung của người được chụp thì phải có văn bản thỏa thuận giữa người chụp và người mẫu về mức độ công khai đi đến đâu. Và cái ảnh nào có văn bản thỏa thuận đó thì chúng tôi mới đưa vào để tuyển chọn triển lãm. Cho nên nó sẽ không phát sinh những vấn đề phức tạp.
CHỈ 5-6 TÁC GIẢ CÓ ĐƯỢC SỰ TÌM TÒI, SÁNG TẠO
Nhà báo Phạm Huyền: Vậy, với 52 tác phẩm đang được trưng bày này, cá nhân ông đánh giá như thế nào về chất lượng nghệ thuật ở đây?
Ông Vi Kiến Thành: Thực ra những giai đoạn trước đây ảnh nude nghệ thuật vẫn được chọn trưng bày trong các triển lãm chung. Gần đây nhất, chúng ta đã có ba cuộc, một cuộc của nhiếp ảnh gia Hạo Nhiên, một cuộc của nhiếp ảnh gia Thái Phiên và lần này là của 10 tác giả.
Chính vì ít có sự va đập, ít có sự cọ xát nên ảnh nude nghệ thuật của chúng ta vẫn còn ở những bước đi ban đầu thôi. Tức là sự khám phá, sáng tạo vẫn chưa nhiều. Vì anh em không có điều kiện để cọ xát, công bố, giới thiệu, xem của nhau, từ đấy rút ra kinh nghiệm gì. Cho nên, có một thời gian dài chúng ta không có điều kiện đó.
Nhưng hôm nay chúng ta thấy cũng không phải 10 tác giả lần này đã là 10 gương mặt sáng tạo xuất sắc đâu. Tôi nghĩ trong này cũng có khoảng 5 -6 tác giả đã có được sự tìm tòi sáng tạo và đạt đến trình độ nghệ thuật nhất định.
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, bản thân trước đây nghệ sĩ Thái Phiên cũng đã bị ba lần từ chối việc cấp phép các triển lãm ảnh nude nghệ thuật này và ông cho rằng do bản thân người cấp phép sợ trách nhiệm, còn chủ trương thực sự không phải cứng nhắc như vậy, ông có thể nói thêm về vấn đề này?
Ông Vi Kiến Thành: Đúng là một giai đoạn dài chúng ta rất ngần ngại, e ngại với việc cấp phép các triển lãm ảnh nude. Đó là một thực tế, cả cơ quan quản lý, cả người xem cũng còn rất nhiều định kiến và các tác giả thì gặp rất nhiều khó khăn.
Nhưng tôi nghĩ thời điểm đó đã qua rồi, bây giờ thông qua triển lãm này chúng ta có thể thấy một sự thay đổi. Tức là nó đã đến điểm rơi. Giờ là thời bình đẳng hóa ảnh nude giống như các nội dung khác. Bây giờ tôi nghĩ chắn chắn nó sẽ thuận lợi hơn, anh em hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực này chắc sẽ thuận lợi hơn và sẽ được xã hội đón nhận hơn.
Nhưng tôi vẫn phải nhắc lại là vấn đề nude trong nghệ thuật ở Việt Nam đã có từ thời xưa của cha ông chúng ta rồi. Mọi người nếu quan tâm đến các chạm khắc đình, hay kể cả cái thạp đồng ở Đào Thịnh thì vấn đề này đã được cha ông đề cập từ rất sớm. Đừng nghĩ chúng ta là nước Á Đông mà không đề cập đến đâu.
CẦN SỰ TỈNH TÁO VÀ NHẠY CẢM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ KHI CẤP PHÉP
Nhà báo Phạm Huyền: Là người trực tiếp thẩm định sự kiện triển lãm ảnh nude này, ông có lo ngại gì về những hệ lụy, những mặt trái ở lĩnh vực này hay không?
Ông Vi Kiến Thành: Tôi nghĩ là những người làm quản lý văn hóa, cụ thể là những người công tác cấp phép cho nhiếp ảnh nói chung và ảnh nude nói riêng chính là những người quán triệt nhất, phải giữ được thuần phong mỹ tục.
Khi công bố tác phẩm thì những người quản lý văn hóa là những người phải hết sức nhạy cảm, hết sức tỉnh táo để ngăn ngừa những tác phẩm không phù hợp với thuần phong mỹ tục, để nó không phổ biến ra ngoài xã hội. Đấy là trách nhiệm của các cơ quan quản lý văn hóa.
Nhà báo Phạm Huyền: Trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục cấp phép đối với các sự kiện nghệ thuật khỏa thân tương tự?
Ông Vi Kiến Thành: Tiếp sau đây có thể có những triển lãm do các đơn vị hoặc cá nhân khác tổ chức. Tất cả triển lãm đó cũng đề phải thực hiện đúng các quy định trong Nghị định 72 của Chính phủ, cái nào thực hiện đúng các quy định của Nghị định 72 thì nó sẽ được cấp phép bình thường như triển lãm này, còn cái nào có vấn đề và không thực hiện đúng như Nghị định 72 thì nó sẽ không được cấp phép.
Nhà báo Phạm Huyền:Xin cám ơn ông đã trả lời báo điện tử VietNamNet!
Ngôi sao truyền hình thực tế nước Anh tung ảnh khỏa thân táo bạo
Khoe thân hình nóng bỏng bằng bộ bikini hai mảnh, Marnie còn đốt mắt người hâm mộ khi táo bạo khỏa thân bên hồ bơi. |
Khai mạc triển lãm ảnh khoả thân nghệ thuật tại Hà Nội
Chiều 20/7, hàng trăm khách mời tới dự khai mạc Triển lãm ảnh nude nghệ thuật lần đầu tiên tại Hà Nội. |
Ngất ngây với những bức ảnh nude tại Triển lãm ảnh khỏa thân đầu tiên
Những bức ảnh mang tựa đề “Trái chín”, “Tinh khiết”, “Cõi tiên”, “Thời gian của giấc mơ”...của các tác giả Thái Phiên, Dương Quốc Định, ... |