ĐBSCL không nên chủ quan với hạn, mặn

Theo nhận định của các chuyên gia, tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô năm nay được dự báo thấp hơn đợt mặn lịch sử mùa khô 2015-2016 nhưng sẽ cao hơn năm 2017. Vì thế, các địa phương trong vùng ĐBSCL cần tập trung ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.

Theo nhận định của các chuyên gia thuộc Tổng cục Thủy lợi, mặn xâm nhập từ đầu mùa khô năm 2017-2018 đến nay tại khu vực ĐBSCL có diễn biến bất thường. Nồng độ mặn với ranh 4 g/lít xuất hiện lớn nhất cuối tháng 2 có phạm vi ảnh hưởng 15-45 km (tùy khu vực cửa sông), so với cùng kỳ mùa khô năm 2016-2017 có phạm vi ảnh hưởng thấp hơn 5-10 km và thấp hơn 20-52 km so với cùng kỳ mùa khô năm 2015-2016.

Xâm nhập mặn ở khu vực Nam Bộ ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm và tương đương cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, vẫn cần đề phòng khả năng xuất hiện các đoạn có dòng chảy thấp, biến động khó lường có thể xảy ra. Thời điểm xâm nhập mặn cao nhất (đỉnh mặn) xuất hiện vào cuối tháng 2 hoặc tháng 3, khác với quy luật nhiều năm là cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4. GS-TS Tăng Đức Thắng, Phó Giám đốc Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, cho rằng kể từ đầu tháng 3, dự báo độ mặn sẽ gia tăng, các ngành chức năng và người dân không nên chủ quan.

Ngày 8-3, ông Nguyễn Huỳnh Trung, phụ trách Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang, cho biết mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh kết hợp với UBND 2 huyện Giang Thành và Kiên Lương kiểm tra tình hình xâm nhập mặn ở các địa phương. Qua khảo sát thực tế, diện tích lúa đông xuân tại khu vực phía Bắc kênh Rạch Giá - Hà Tiên chưa thu hoạch còn khoảng 29.000 ha (Kiên Lương 19.000 ha và Giang Thành 10.000 ha). Do nước mặn xâm nhập sâu nội đồng nên hàng chục ngàn hecta lúa ở đây có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiếu nước ngọt để bơm tưới.

dbscl khong nen chu quan voi han man

Một đập ngăn mặn tại Kiên Giang được xây dựng nhắm bảo vệ lúa cho nông dân. Ảnh: THỐT NỐT

Tại TP Cần Thơ, từ năm 2012 đã triển khai dự án "Nâng cao khả năng chống chịu của TP, ứng phó xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu gây ra", trong đó phát triển hệ thống quan trắc nước mặt, góp phần chuyển tải thông tin về độ mặn nguồn nước kịp thời đến người sử dụng. Còn tại Hậu Giang, Chi cục Thủy lợi tỉnh đã xây dựng kế hoạch phòng chống hạn, xâm nhập mặn trước, trong và sau Tết Mậu Tuất 2018 nhằm bảo đảm đủ nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp cho bà con ở vùng có nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn cho vụ lúa đông xuân và hè thu.

UBND tỉnh Đồng Tháp cũng vừa yêu cầu các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, khí hậu, mực nước trong mùa khô; rà soát, kiểm tra các công trình kênh mương, cống đập để chủ động triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống hạn, bảo vệ sản xuất. UBND tỉnh yêu cầu rà soát các vùng sản xuất, khuyến cáo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp…

Giảm diện tích lúa vào mùa khô

PGS-TS Lê Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường ĐH Cần Thơ - thông tin: "Mùa khô năm nay, tại ĐBSCL sẽ ít căng thẳng nguồn nước so với 2 năm trước nhưng vẫn có xâm nhập mặn và thiếu nước vào các tháng cao điểm (tháng 4). Tuy vậy, người dân không nên chủ quan, vẫn tiếp tục trữ nước, tiết kiệm nước và giảm diện tích canh tác lúa vào mùa khô".

dbscl khong nen chu quan voi han man Nắng nóng đe dọa rừng ĐBSCL

ĐBSCL đã bước vào mùa khô. Nắng nóng xuất hiện khiến nhiều địa phương tất bật triển khai phòng cháy, chữa cháy rừng

dbscl khong nen chu quan voi han man Phát triển bền vững ĐBSCL ưu tiên thủy sản, cây ăn trái và lúa

Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp ĐBSCL theo hướng liên kết vùng, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn.

/ https://nld.com.vn