Trung Quốc đang tìm cách tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP trong nỗ lực chống lại chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, SCMP dẫn nguồn tin thân cận với chính phủ Trung Quốc cho biết.
Sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), 11 nước thành viên còn lại đã tiếp tục thúc đẩy và đạt được thỏa thuận về tên gọi mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Cho tới nay, Trung Quốc chưa công khai bày tỏ sự quan tâm tới việc tham gia vào hiệp định này khi cho rằng nó quá phức tạp. Nhưng theo nguồn tin của SCMP, thái độ của Bắc Kinh đã bắt đầu thay đổi trong bối cảnh Trung Quốc đang phải gồng mình, căng sức trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Các quan chức Trung Quốc trong vài tháng trở lại đây được cho là đang xem xét và tìm kiếm các lời khuyên trong nỗ lực trở thành thành viên của CPTPP.
Trung Quốc đang tìm cách tham gia vào CPTPP. (Ảnh: SCMP)
Hồi tháng trước, trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Tổng thống Sebastian Pinera của Chile, một thành viên CPTPP nói rằng Trung Quốc có thể sẽ tham gia vào thỏa thuận này.
"Tất nhiên là họ có thể. Họ cũng đã bày tỏ mong muốn tham gia", ông Pinera cho hay.
11 thành viên tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu người với tổng kim ngạch thương mại vượt 10.000 tỷ USD.
Theo các nhà quan sát, việc gia nhập hiệp định này sẽ giúp Bắc Kinh mở rộng liên kết thương mại và giải phóng tiềm năng tăng trưởng vào thời điểm khó khăn hiện tại.
Ông Wang Huiyao, giám đốc Trung tâm Trung Quốc và toàn cầu hóa cho rằng việc gia nhập CPTPP sẽ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ cho thế giới về tiến bộ mở cửa và cải cách của Trung Quốc.
"Gia nhập CPTPP có thể trở thành một công cụ để chống lại Mỹ và giúp Trung Quốc thiết lập một vòng tròn thương mại mới bên cạnh sáng kiến Vành Đai và Con Đường cũng như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải", ông Wang nói.
Thông tin về việc Trung Quốc đang tìm cách tham gia CPTPP được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh và Tokyo đang tìm cách gỡ bỏ các hàng rào thương mại. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ có chuyến thăm tới Bắc Kinh trong tháng 10 này. Không rõ ông Abe có đề cập gì tới đồn đoán Trung Quốc định gia nhập CPTPP hay không, nhưng chương trình nghị sự giữa lãnh đạo hai nước chắc chắn sẽ tập trung vào vấn đề hợp tác kinh tế, theo SCMP.
Tu Xinquan, giáo sư tại Đại học Kinh doanh Quốc tế và Kinh tế tại Bắc Kinh cho rằng ý định gia nhập CPTPP của Trung Quốc là một tính toán khôn ngoan và nên thực hiện càng sớm càng tốt.
"CPTPP có thể giúp mở rộng các đồng minh của Trung Quốc và cho thế giới thấy việc Trung Quốc cải cách và mở cửa là nghiêm túc, cũng như thúc đẩy niềm tin của các quốc gia khác vào Bắc Kinh. Không có Mỹ trong hiệp định, Bắc Kinh sẽ dễ thở hơn trong việc đàm phán các điều khoản bao gồm đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ", ông Tu nhận định.
Tuy nhiên, nhà kinh tế học Chen Long thuộc Gavekal Dragonomics cảnh báo không dễ để Bắc Kinh tham gia vào CPTPP.
"Khả năng đàm phán chính thức về việc Trung Quốc trở thành thành viên vẫn chưa rõ ràng do ảnh hưởng của Mỹ đối với CPTPP. Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với các cuộc đàm phán gay gắt về việc điều chỉnh các chính sách sở hữu trí tuệ và công nghiệp của mình theo thỏa thuận", ông này phân tích.
Sức ép có thể khiến Trung Quốc nhún mình trước đòn thương mại của Trump
Chủ tịch Trung Quốc có thể nỗ lực giải quyết tranh chấp thương mại khi gặp Trump ở Argentina, khi Mỹ có nhiều lợi thế ... |
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cường quốc đấu nhau, thế giới hưởng lợi
Mỹ và Trung Quốc sẽ đưa ra những thỏa thuận có lợi để lôi kéo các đồng minh nhằm tạo lợi thế trong cuộc đối ... |
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy cải cách
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cuộc đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay cũng có thể xem là cơ hội cho ... |
Trump tiếp tục dọa áp thuế lên 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc
Tổng thống Mỹ lại đe dọa sẽ tăng hàng rào thuế quan nếu Trung Quốc tiến hành các biện pháp đáp trả. |