Đấu giá biển số xe đẹp: Bỏ tiền nhưng không có quyền!?

Đề án cấp biển số xe ôtô thông qua đấu giá đang được trình lên Chính phủ xem xét để đưa ra quyết định cuối cùng. Trong đề án này, có một điều đáng chú ý là mỗi biển số gắn với một xe, không được phép chuyển nhượng, vì chuyển nhượng sẽ tạo ra thị trường kinh doanh biển số xe, điều không được phép theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn rằng việc hạn chế quyền sau khi đấu giá sẽ khiến một số người không mặn mà và mục tiêu thu ngân sách khó có thể phát huy.

dau gia bien so xe dep bo tien nhung khong co quyen

Chia sẻ

Nhu cầu biển số đẹp rất cao nhưng chưa thể trở thành tài sản của người dân. Ảnh: TL

Mục tiêu thu ngân sách khó phát huy

Sau 5 lần xây dựng dự thảo lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan, vừa qua, Bộ Công an đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về Đề án cấp biển số xe ôtô thông qua đấu giá. Việc đấu giá biển số xe sẽ tạo nguồn thu cho ngân sách và tăng tính minh bạch. Theo đề án, 5 nhóm biển số sẽ được đưa ra đấu giá là biển số có 5 chữ số giống nhau, 4 chữ số cuối giống nhau, 3 chữ số cuối giống nhau, số sau lớn hơn số trước và các số bất kỳ do người dân có nhu cầu tự chọn khác với 4 nhóm trên. Dự kiến, sau khi được Chính phủ thông qua, Bộ Công an sẽ lên kế hoạch triển khai cụ thể.

Trả lời báo chí về vấn đề này, Đại tá Lê Xuân Đức - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) - cho rằng, việc thực hiện đề án là thực hiện chủ trương của Chính phủ và của Bộ Công an, đây cũng là hoạt động cải cách thủ tục hành chính. Từ tháng 3.2017, với vai trò là đơn vị chủ trì, Bộ Công an đã khẩn trương phối hợp với Bộ tư pháp, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ xây dựng kế hoạch và lộ trình từng bước thực hiện. Theo Đại tá Đức, phía đơn vị đã nghiên cứu tài liệu của các nước, tổ chức rất nhiều cuộc họp với UBND một số địa phương và một số bộ, ngành liên quan để thông qua. Đề án lần này đã đầy đủ về cơ sở về mặt pháp lý, đáp ứng được nhu cầu xã hội và được sự đồng tình, nhất trí cao của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng đề án.

Đại tá Đức cho rằng, nếu đề án được thông qua, Bộ Tài chính và các đơn vị chức năng cũng đã có cơ sở về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc cấp biển số xe thông qua đấu giá. Đồng thời, Bộ Công an đã xây dựng cơ chế đấu giá trực tuyến hết sức công khai, minh bạch và cơ chế quản lý phần mềm hệ thống đấu giá này. Do đó, khi triển khai thực hiện, đề án chắc chắn đi vào cuộc sống và đạt được những mục tiêu, yêu cầu đã đề ra.

Về đề xuất không cho phép người dân được quyền mua bán, chuyển nhượng biển số xe sau trúng giá, đại diện Cục Cảnh sát giao thông đường bộ lý giải, đây là biện pháp quản lý Nhà nước nên vẫn phải đảm bảo những quy định của Luật Giao thông đường bộ. Theo đề án, biển số xe ôtô được coi là tài sản công. Trong khi đó, có nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn rằng, tài sản đó được đấu giá, lẽ ra người dân phải được quyền quyết định biển số đó vì lúc này, biển số đã trở thành tài sản riêng. Và, với điều kiện như vậy thì mục tiêu thu ngân sách sẽ không thể phát huy hết hiệu quả.

dau gia bien so xe dep bo tien nhung khong co quyen
Một chiếc xe sang có biển số khá đẹp. Ảnh: CAO NGUYÊN

Người đấu giá sẽ thiệt thòi?

Cùng vấn đề này, Ths -Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp - Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) nêu quan điểm, trong trường hợp người trúng đấu giá biển số xe mà bị hạn chế quyền thì rõ ràng là thiệt thòi. Luật sư Cường lý giải, người bỏ tiền ra mua biển số sẽ không được bán lại, không được chuyển sang xe khác, trong khi đó, thường người ta chỉ sử dụng 1 chiếc xe ôtô vài ba năm. Khi xe cũ hoặc không thích nữa thì người ta phải bán cả xe lẫn biển số, mà người mua sau này chưa chắc đã thích biển số đó.

Cũng theo luật sư Cường, mặc dù hoạt động này có thể mang lại 1 nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, giảm bớt các tiêu cực trong việc cấp biển số xe, nhưng người mua biển số thông qua đấu giá sẽ không được đảm bảo quyền lợi cơ bản của một “chủ sở hữu tài sản” - biển số xe ôtô theo quy định pháp luật. “Các chuyên gia pháp lý sẽ có những băn khoăn về cơ sở pháp lý để triển khai, về nguyên tắc thì chỉ có những gì là tài sản thì mới có thể mang đấu giá, mà đã là tài sản thì phải có đủ các quyền năng như quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản.

Trong khi đó, người trúng đấu giá (tài sản) là biển số xe ôtô chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn (thường chỉ 5-10 năm), không được chuyển cho chiếc xe mua mới tiếp theo, không được mang bán, tham gia vào thị trường hàng hóa… như vậy sẽ thiệt thòi cho người dân khi trúng giá biển số xe ô tô đó” - luật sư Cường nói.

Từ những phân tích trên, luật sư Cường cho hay, nếu đề án này được thông qua và triển khai thì phải bổ sung các quy định để xác định biển số xe là tài sản, chủ biển số xe này phải có các quyền năng cơ bản của 1 chủ sở hữu tài sản theo quy định của Bộ Luật dân sự hiện hành: Quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản, tài sản đó phải được tham gia vào các giao dịch dân sự, có thể sinh lời và tiện sử dụng. Chứ không thể chỉ tính đến quyền lợi trước mắt của nhà nước mà bỏ qua quyền lợi chính đáng của tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật.

Biển số xe không có tác động phong thủy

Theo nhà nghiên cứu ứng dụng phong thủy Phan Vũ Mạnh Đức: Biển số xe, số điện thoại… không ảnh hưởng về phong thủy (vận khí), số mệnh hay giúp thay đổi vận mệnh của con người. Số “đẹp” với các tên gọi như tài lộc, phúc đức, tứ quý, tứ tuyệt, ngũ phúc, số sinh, số thành, lộc phát,... do con người gán ghép cho các con số chỉ thuần túy mang tính thương mại và một phần nào đó giải quyết vấn đề “sĩ diện” của con người. Biển số xe, số điện thoại “đẹp” đơn giản chỉ là một loại dịch vụ, làm méo mó nguyên lý khoa học của phong thủy để kinh doanh lòng tham của con người! Số “xấu” cũng không có bất kỳ tác động nào đối với con người hay vạn vật, vì đơn giản, bạn đã ghép từ “xấu” cho 1 con số hay dãy số nào đó. Nghĩa là, chỉ bạn có ý nghĩ “xấu” chứ không có số xấu. Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu này, ở Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản, Việt Nam hay Đài Loan (Trung Quốc) cũng không có kinh điển hay 1 nhà phong thủy nào đủ cơ sở lý luận và thực tiễn chứng minh được tính khoa học phong thủy của số xe, số điện thoại.

Ở Anh, chủ ở hữu phương tiện có một số quyền hạn với biển số xe. Khi phương tiện được sang tay, số đăng ký xe sẽ tiếp tục gắn với phương tiện, trừ khi chủ cũ làm thủ tục chuyển nhượng hoặc giữ lại biển số trước khi mua bán, chuyển nhượng. Theo Gov.uk, biển số mới có thể mua được từ cơ quan Đăng ký DVLA, mua qua các phiên đấu giá DVLA với khoảng 6 lần bán đấu giá trên khắp cả nước trong vòng 1 năm. Người có nhu cầu có thể xem danh sách các số sắp bán cho cuộc đấu giá và có thể đặt giá trực tiếp, qua điện thoại, bằng văn bản hoặc trực tuyến. Khi mua biển số, người mua sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền lợi V750 để chứng minh rằng, bạn có quyền sử dụng 1 biển số riêng khi đã hoàn thành thanh toán. Cách thứ 2 là mua biển số từ đại lý hoặc người bán tư nhân. Chỉ cần đảm bảo bạn nhận được giấy V750 hoặc V778 từ người bán để chứng minh bạn có quyền sử dụng biển số đó và chỉ cần sử dụng cho 1 chiếc xe mong muốn.

Theo The Mention, 1 chiếc ôtô ở Anh có biển số “F1” từng là chiếc biển số ôtô đắt nhất thế giới năm 2008 với giá 440.000 bảng Anh. Kỷ lục này sau đó bị phá vỡ bởi biển số “1” trị giá 7,25 triệu bảng Anh, ở các tiểu vương quốc Arab thống nhất, khi doanh nhân Abu Dhabi Saeed Abdul Ghaffar Khouri mua cho chiếc xe của mình năm 2008. Mới đây nhất là biển “25 O” trị giá 518.000 bảng Anh được đại lý Ferrari John Collins trả cho DVLA vào năm 2014. Chiếc biển số này được lắp cho chiếc Ferrari 250 SWB của ngôi sao nhạc rock Eric Clapton.

dau gia bien so xe dep bo tien nhung khong co quyen Vì sao biển số xe đẹp không được bán lại sau khi trúng đấu giá?

"Tôi đã mất tiền đấu giá mua biển số rồi thì đương nhiên đó là tài sản cá nhân. Tôi phải có quyền định đoạt", ...

dau gia bien so xe dep bo tien nhung khong co quyen Thứ trưởng Công An: Không cho phép chuyển nhượng biển số xe đẹp

Mỗi biển số sẽ gắn với chiếc xe chủ phương tiện sở hữu và biển đẹp sau đấu giá không được phép chuyển nhượng.

/ https://laodong.vn