Đại học không phải con đường lập thân, lập nghiệp duy nhất

Trong khuôn khổ nội dung Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ XI, chiều 10.12, tại Hà Nội, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ LĐTBXH tổ chức Diễn đàn đối thoại “Khởi nghiệp, việc làm”. Chương trình có khá nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận thẳng thắn của thanh niên. Đồng thời, lãnh đạo Bộ LĐTBXH đã giải đáp, trao đổi những vấn đề liên quan đến việc làm, khởi nghiệp cho thanh niên.

dai hoc khong phai con duong lap than lap nghiep duy nhat

Học nghề cũng là một con đường lập thân, lập nghiệp của thanh niên. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Định hướng nghề nghiệp còn chạy theo hình thức

Tham gia đối thoại tại diễn đàn, đại biểu Trần Thị Hồng Hạnh (Huyện Đoàn huyện Nhà Bè, TPHCM) thẳng thắn nêu thực trạng không ít sinh viên ra trường thất nghiệp, làm trái ngành nghề, chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Khá nhiều ý kiến cho rằng việc này chủ yếu liên quan đến việc chọn nhầm trường, nhầm nghề, thất nghiệp.... Đồng thời, thực tế công tác định hướng nghề nghiệp chưa thực sự hiệu quả.

Do vậy, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền hơn. Đồng thời để tăng hiệu quả việc hướng nghiệp đó là kết nối doanh nghiệp, để doanh nghiệp giới thiệu về việc làm, từ đó, sinh viên có thể làm quen với công việc, nhận diện được công việc cũng như có thể tìm được những việc làm mong muốn hoặc tìm ra hướng đi cho riêng mình. Ngay từ cấp THCS, THPT nên có các CLB nghề nghiệp. Những mô hình này giúp định hướng nghề nghiệp sớm cho thanh niên.

Đồng quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Văn Linh (Đoàn đại biểu tỉnh Điện Biên) cho rằng: Hiện nay việc định hướng nghề nghiệp chủ yếu dạy theo hình thức thầy đọc, trò chép…. Do vậy cần tăng cường thực hiện nghiêm túc tiết học hướng nghiệp, dạy nghề, đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu thực hành cho học sinh. Việc dạy nghề, không nhất thiết thầy cô đứng lớp mà có thể là liên kết công xưởng, hỗ trợ con người, dụng cụ nâng cao tính thực tiễn cho học sinh. Bên cạnh đó là những hỗ trợ thực tế hỗ trợ thanh niên, học sinh dân tộc thiểu số có thể tiếp cận được với các thông tin, các điều kiện để khởi nghiệp thành công.

Còn đại biểu Huỳnh Đức Long (TPHCM) bày tỏ ý kiến: Phong trào khởi nghiệp trong các trường học thời gian qua đang có những chuyển động, mô hình khởi nghiệp trong thành phố phát triển, đặc biệt tạo động lực cho thanh niên khởi nghiệp. Thanh niên phải có ý tưởng trước thì mới khởi nghiệp được.

Tuy vậy, khi có ý tưởng rồi nhưng vẫn còn gặp rất nhiều vấn đề như: Thiếu kiến thức về chính sách pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp như hồ sơ, thủ tục liên quan thành lập doanh nghiệp, chính sách pháp lý, từ đó mong có mô hình trau dồi kiến thức này cho thanh niên. Trên nền tảng, ý tưởng khởi nghiệp số lượng triển khai còn hạn chế, theo thống kê số lượng dự án khởi nghiệp thành công hạn chế, đa phần chưa thành công. Do đó, chúng tôi rất mong muốn chính sách hỗ trợ dự án chưa thành công này, từ đó nên có nhiều vườn ươm hỗ trợ tư vấn, khởi nghiệp; có nhiều nội dung liên quan vấn đề mô hình khởi nghiệp của quốc tế học hỏi.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã nêu nhiều nội dung liên quan đến định hướng nghề nghiệp với thanh niên, công tác thông tin thị trường lao động, giải quyết việc làm cho thanh niên, chính sách hỗ trợ về vốn để giải quyết việc làm…

dai hoc khong phai con duong lap than lap nghiep duy nhat
Các đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ XI. Ảnh: P.V

3 đột phá trong giáo dục nghề nghiệp

Giải đáp nhiều ý kiến tại buổi đối thoại, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho hay: Điều nhiều thanh niên quan tâm là khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo... Chính phủ có Nghị quyết tập trung hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Theo đó, yêu cầu các bộ ngành, các địa phương tập trung những nhóm giải pháp quan trọng tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt khởi nghiệp sáng tạo, Các địa phương phải hỗ trợ bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, giảm chi phí kinh doanh và đảm bảo quyền, lợi ích cho doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ có định hướng trong việc thúc đẩy thành lập mạng lưới cố vấn, tư vấn, cung cấp dịch vụ quản trị cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi quyền hạn tổ chức cá nhân, tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo ông Phương, chúng ta nhận tư vấn hướng nghiệp ngay khi học THCS, sau đó, các bạn có thể lựa chọn học THPT hoặc học nghề phù hợp với mong muốn. Chúng ta không nhất thiết phải vào học đại học hay không, nếu các bạn có mong muốn, đam mê sẽ thành công việc nào đó. Vấn đề lựa chọn nghề nghiệp cần cân nhắc.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, việc phân luồng trên hiện nay đang mang tính cơ học. Nhìn chung thanh niên có tâm lý chung là muốn học đại học. Nguyện vọng này chính đáng, rất đúng và rất khuyến khích nhưng nên dựa trên cơ sở khả năng, năng lực của mỗi người… Theo đó, xã hội hướng nghiệp tốt nhất, mỗi cá nhân phải tìm công việc phù hợp nhất. Học đại học là chính đáng nhưng không phải là con đường duy nhất lập thân lập nghiệp. Cụ thể, tại TPHCM, nhiều học sinh tốt nghiệp thủ khoa, thành tích học tập tốt, nhưng không học đại học mà học nghề hướng dẫn viên du lịch, nhà hàng khách sạn và đến nay công việc ổn định và khẳng định đó là lựa chọn đúng.

Nói về thực trạng thất nghiệp hiện nay, mỗi năm có hàng trăm ngàn sinh viên ra trường, tính đến nay, có khoảng hơn 200.000 sinh viên thất nghiệp. Trước tình trạng thất nghiệp trong thanh niên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, để giải quyết vấn đề này, không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp mà còn nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Theo đó, từ 1.1.2017, Chính phủ giao toàn bộ giáo dục nghề nghiệp sang Bộ LĐTBXH quản lý. Bộ LĐTBXH đang tiến hành sắp xếp quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp và đổi mới phương thức đào tạo. Bộ LĐTBXH xác định năm 2018 sẽ là một năm đột phá xong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, trong bồi dưỡng phát triển nhân lực. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lấy ý kiến địa phương xây dựng giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp, trong đó, có 10 nhóm giải pháp lớn.

Hiện nay, cao đẳng, trung cấp nghề tuyển sinh khoảng 2 triệu học viên, so với đại học rất nhỏ, vì vậy, hướng tới tăng số lượng người học ngành giáo dục nghề nghiệp. 3 đột phá trong giáo dục nghề nghiệp là: Tự chủ bộ máy, con người; tự chủ tài chính; kết hợp doanh nghiệp và trường là một. Từ đó, sinh viên đi thực tập doanh nghiệp được trả lương và sinh viên tốt nghiệp 100% có việc làm. Từ đó, xã hội coi học nghề là việc bình thường.

dai hoc khong phai con duong lap than lap nghiep duy nhat Cụ ông sở hữu 7 bằng đại học vừa nhận bằng thứ 8

Ngày 9/12, Trường ĐH Mở TP.HCM tiến hành lễ trao bằng tốt nghiệp cho hơn 900 sinh viên hệ đào tạo từ xa của trường, ...

dai hoc khong phai con duong lap than lap nghiep duy nhat Bằng chính quy và tại chức: Kiểm định chất lượng chưa nghiêm, đừng đổ tại văn bằng

Những tranh cãi về việc không phân biệt bằng chính quy và tại chức vẫn chưa dứt. Tại sao người dân lại có sự kỳ ...

dai hoc khong phai con duong lap than lap nghiep duy nhat Không có sinh viên trong hội đồng trường, đại học khó qua được kiểm định quốc tế

Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, tổ chức kiểm định quốc tế rất quan tâm tới sự tham gia của sinh viên trong ...

/ https://laodong.vn