Bằng chính quy và tại chức: Kiểm định chất lượng chưa nghiêm, đừng đổ tại văn bằng

Những tranh cãi về việc không phân biệt bằng chính quy và tại chức vẫn chưa dứt. Tại sao người dân lại có sự kỳ thị với bằng tại chức? Theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Trường, do việc kiểm định chất lượng đào tạo chưa tốt, để xảy ra tiêu cực trong đào tạo tại chức, tuyển dụng, dẫn tới mất niềm tin ở người dân.

bang chinh quy va tai chuc kiem dinh chat luong chua nghiem dung do tai van bang

Dù đào tạo chính quy hay tại chức sẽ đều được cấp một loại văn bằng. Ảnh: PLO

Không nên kỳ thị bằng cấp

Thời gian qua, dư luận có nhiều tranh cãi về khoản 2, Điều 6 Dự thảo Luật Giáo dục Đại học mới quy định về trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học. Theo đó, các trình độ đào tạo của GDĐH được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo tập trung và không tập trung. Điều đó đồng nghĩa hai hình thức đào tạo chính quy và tại chức sẽ không còn ghi trên văn bằng nữa.

Về điều này, PGS-TS-NGƯT Nguyễn Ngọc Trường - Phó Hiệu trưởng thường trực Trường Đại học Kinh Bắc cho rằng, đây là một điểm mới cần được ủng hộ, vì nó phù hợp với xu hướng của thế giới. Đã đến lúc người dân nên xóa bỏ sự kỳ thị với việc học chuyên tu, tại chức.

“Có giai đoạn, gần như các đồng chí giám đốc, tổng giám đốc các doanh nghiệp lớn đều học tại chức. Vì người ta không có thời gian đi học hoặc có những lý do cá nhân. Chẳng lẽ người ta dốt mà gây dựng được sự nghiệp như vậy?

Hiện nay, xu hướng của thế giới là người tốt nghiệp phổ thông không nhất thiết phải vào đại học ngay. Họ thường đi làm lấy kinh nghiệm rồi quay lại học kiến thức. Vì thế, người dân Việt Nam cũng nên bỏ sự kỳ thị kiểu như "dốt chuyên tu - ngu tại chức đi”" – PGS Nguyễn Ngọc Trường chia sẻ.

Đào tạo tại chức là "nồi cơm", làm sao siết?

Nhân câu chuyện tranh cãi về bằng chính quy và tại chức, lãnh đạo một trường đại học lớn ở Hà Nội thừa nhận, hiện nay rất ít trường đại học ở nước ta thực hiện nghiêm việc siết chặt đào tạo hệ tại chức. Giữa hệ chính quy và tại chức có một khoảng cách khá xa, về đầu vào, chất lượng đào tạo và quản lý đầu ra.

Thậm chí, có chuyện trường phải cố “lờ đi”, vì nếu thực hiện nghiêm túc, rất ít người học tại chức lấy được bằng, tốt nghiệp ra trường.

Chính vì việc kiểm định chất lượng chưa được làm nghiêm túc, nên người dân mới lo lắng về việc chỉ cấp một loại văn bằng dù đào tạo chính quy hay tại chức.

“Vấn đề nằm ở chỗ phương thức đào tạo quản lý, giám sát của chúng ta làm chưa tốt, chưa nghiêm. Lỗi không phải ở văn bằng. Tôi biết bây giờ nhiều trường coi đào tạo tại chức là “nồi cơm”, nhưng nếu dễ dãi trong việc cấp bằng sẽ tự đánh mất thương hiệu của mình” - PGS Nguyễn Ngọc Trường nói thêm.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT), sắp tới, cơ quan quản lý nhà nước sẽ đẩy mạnh việc kiểm định chương trình đào tạo. Kiểm định chương trình sẽ gắn với kiểm định quá trình tổ chức, quản lý đào tạo từng chương trình và cấp bằng cho chương trình đó, để tiến tới đảm bảo tất cả văn bằng cấp ra phải đạt chuẩn chất lượng.

bang chinh quy va tai chuc kiem dinh chat luong chua nghiem dung do tai van bang Bộ GDĐT lên tiếng về việc không phân biệt bằng chính quy và tại chức

Lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) đã có ý kiến chính thức về việc hai hình thức đào tạo chính quy và ...

bang chinh quy va tai chuc kiem dinh chat luong chua nghiem dung do tai van bang Rối bời tranh luận bằng tại chức, chính quy: Lỗi không ở tấm bằng

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi quy định văn bằng tại chức và chính quy có giá trị như nhau đang gây tranh cãi ...

/ Lao động