Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) cho rằng không có chuyện không chứng minh được nguồn gốc tài sản thì đi "ăn chia" với Nhà nước thông qua việc nộp thuế 45%.
Chiều 31/5, thảo luận ở tổ về Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) cho rằng tài sản mà không chứng minh được nguồn gốc thì có nghĩa tài sản đó không minh bạch, bất minh.
Đại biểu Tạ Văn Hạ phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ chiều 31/5.
"Bây giờ nước ngoài không phải cán bộ nữa, nước ngoài bây giờ đi gửi tiền tiết kiệm, anh gửi 10.000 USD, phải chứng minh tại sao lại có. Chứ không phải chuyện bảo không chứng minh được tài sản thì gọi là ăn chia với Nhà nước. Thôi thì em không chứng minh được thì bác 40%, em giữ lại vẫn có lời", đại biểu Tạ Văn Hạ nói.
Đại biểu Hạ cho rằng cán bộ cần phải phải chứng minh nguồn thu ở đâu ra, còn những tài sản không chứng minh được có nghĩa là bất minh, mà bất minh thì pháp luật sẽ tịch thu.
"Chứng minh nguồn gốc là chứng minh với cơ quan, với những người có trách nhiệm, thế nhưng nguồn gốc đó có được chấp nhận hay không, chuyện đó phải rõ ràng
Có nghĩa anh phải chịu sự kiểm soát, phải giải trình cho tôi, nhưng lúc anh giải trình tôi bảo không được, ông giải trình thế này không ổn, khoản này không được chấp nhận rõ ràng, thì đấy là tài sản không minh bạch, không có nguồn gốc", đại biểu Hạ nói thêm.
Tuy nhiên, vị đại biểu Bạc Liêu cho rằng vấn đề chứng minh nguồn gốc tài sản cũng phải được làm cẩn thận và rõ ràng từ hai phía.
"Vấn đề đó phải rõ ràng, còn khai đại lên thì phải có kiểm chứng xem có đúng không. Chứng minh đó phải được người có trách nhiệm công nhận hay không. Cái đó cũng phải làm rõ. Còn quan điểm của tôi đã không rõ nguồn gốc là phải tịch thu, không có chuyện ăn chia ở đây", đại biểu Tạ Văn Hạ bày tỏ quản điểm.
Bên cạnh đó, vị đại biểu Bạc Liêu cũng bày tỏ băn khoăn nhiều nội dung trong dự luật.
"Tôi không đồng ý cách điều 108 khoản 3 - những người có hành vi tham nhũng nhưng đã chủ động khai báo trước khi được phát hiện. Làm thế nào trong đầu những người cán bộ công chức đấy không bao giờ được hình thành khái niệm gọi là tham nhũng ở đấy, đừng nói là chuyện là nếu anh tham nhũng rồi mà ông nào bảo nộp trước khi tôi phát hiện, ông chủ động khai báo", đại biểu Hạ bày tỏ.
Vị đại biểu Bạc Liêu cũng lấy dẫn chứng: "hành vi cướp giật là cấm, giết người là cấm, không có chuyện anh giết rồi, tôi không phát hiện ra, ra khai báo thì miễn hình sự cho anh, không có".
"Cho nên xã hội minh bạch, công khai là không có khái niệm tham nhũng ở đây nữa. Nếu nói hành vi tham nhũng đã chủ động khái báo trước khi bị phát hiện, tích cực hợp tác.. thì được xem xét giảm nhẹ trong quá trình xử lý hình sự hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được. Tham nhũng từ 1 đồng đến 1 triệu đồng cũng là hành vi tham nhũng, cho nên cái này là không khuyến khích.
Nếu chúng ta đưa ra thế này thì tôi vẫn lo lắng chuyện chúng ta vẫn mở ngoặc công nhận nó là có chuyện đó. Chúng ta phải chặn tệ nạn này từ trong ý thức, nhận thức rồi đến hành vi", đại biểu Tạ Văn Hạ kết thúc chia sẻ.
Video: Vì sao vẫn đánh thuế 45% đối với tài sản không giải trình được nguồn gốc?
Đề xuất mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản ngoài Nhà nước
Mở rộng phạm vi đối tượng kê khai tài sản ngoài khu vực Nhà nước và xử lý tài sản không trung thực là những ... |
\'Đánh thuế tài sản bất minh nhưng không loại trừ trách nhiệm hình sự\'
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng đề xuất đánh thuế 45% với tài sản, thu nhập kê khai không trung thực ... |
Cơ quan nào kiểm soát tài sản cán bộ diện Bộ Chính trị quản lý?
Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi đã có nhiều điểm mới về cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập ... |