Ngày hôm sau, một loạt các báo lại đăng: “Cho đến giờ phút này Phạm Bình vẫn ngoan cố chối tội, mặc dù nhân chứng, vật chứng đã rất đầy đủ”. Có tờ báo còn đào bới lên quá khứ của Phạm Bình từ thuở còn làm sửa chữa xe máy trên Hà Nội. Có tờ báo lại rút tít “Phạm Bình đã từng đánh chết người tình từ năm mười tám tuổi”, rồi “Nhận diện gã giang hồ Phạm Bình”. Có tờ báo lại rút tít “Phạm Bình, kẻ tội phạm đặc biệt nguy hiểm”.
Đặc biệt nguy hiểm (Kỳ 52)
Tôi mở ra và thấy có phong bì tiền, có rượu, có bánh. Tôi đã gọi điện cho Phạm Bình và nói tôi cảm ơn ... |
Đặc biệt nguy hiểm (Kỳ 51)
Kim Chung lại được dẫn ra phòng hỏi cung. Vẫn là chị nữ đại úy và hai điều tra viên lần hỏi cung trước, nhưng ... |
Linh:
- Nói như anh, cái gì cũng đơn giản như không. Bây giờ việc công ty bề bộn như thế, đâu có phải một chốc một lát là xong được.
Rồi bỗng Linh nói:
- Hay anh về làm phó tổng giám đốc giúp việc cho em nhé?
Quynh bảo:
- Thế thì nhất. Em đưa anh về đi. Anh sẽ giúp việc cho em.
Chợt Linh lại nói:
- Thủ tục như thế nào?
Quynh bảo:
- Rất đơn giản. Em nói với Ban Giám đốc công ty, bây giờ tình hình như thế, cần có một người giỏi điều hành, thạo công việc kinh doanh để giúp em. Mà em bây giờ là Tổng giám đốc. Em quyết cái gì mà chẳng phải nghe. Cái bọn ở dưới, bọn giúp việc, sợ gì chúng nó.
Linh lại nói:
- Nhưng ở đây có tổ công tác. Họ bảo cái gì cũng phải thông qua tổ công tác.
Quynh nói:
- À, cái tổ công tác. Thôi được rồi. Đơn giản. Em cho mỗi đứa phong bì nặng nặng một chút. Thế là xong.
***
Giám đốc Trần Thiều ngồi thừ ra trước một tập những bài báo đã được photocopy đặt lên bàn ông Hoàng Phúc. Một sĩ quan cấp hàm trung tá ở Phòng An ninh Văn hóa Tư tưởng bước vào. Giám đốc Thiều chỉ vào bàn và nói:
- Mời đồng chí ngồi.
Nghe câu “Mời đồng chí ngồi”, anh sĩ quan thấy chột dạ. Giám đốc Thiều đưa tập bài cho anh xem và nói:
- Này Phúc, cậu đọc những bài này chưa?
Phúc nói:
- Dạ báo cáo anh, đêm qua em đã đọc hết rồi ạ. Và sáng hôm nay em cũng đã đọc lại lần nữa rồi.
Giám đốc Thiều nói:
- Tại sao lại từ đêm qua?
- Dạ đêm hôm qua một số nhà báo ở các báo điện tử có gọi cho em nói họ có thông tin về việc này. Báo cáo anh, qua xác minh điều tra từ sáng tới giờ thì nhận thấy một điều: người có được bản khai cung của Trần Vũ, trong đó có nói đến một số cán bộ của tỉnh đã nhận quà biếu vào những ngày lễ, tết là nhà báo Vũ Hoan, Trưởng phòng Bạn đọc. Vũ Hoan đã gửi bản này cho một tờ báo điện tử và từ đó được phát tán.
Đại tá Thiều nói:
- Đấy là tin trinh sát hay có chứng cứ?
- Báo cáo anh, đấy là tin trinh sát ạ.
Đại tá Thiều nói:
- Cũng không cần phải để ý làm gì. Theo tôi thì cứ biết để đấy. Các đồng chí nên chú ý điều này: với nhà báo, thường có ba đối tượng họ quan tâm đặc biệt. Thứ nhất là các nhà chính khách. Thứ hai là các đại gia. Thứ ba là giới người đẹp. Bản chất báo chí là gây sự, thích chọc ngoáy, thích đánh vào các đối tượng đó. Cho nên họ có nhè vào các quan chức ở tỉnh, thậm chí ở Trung ương là chuyện bình thường. Nhưng vấn đề là tại sao nhà báo Hoan lại có được bản khai cung này. Đây mới là chuyện rất không bình thường. Đến như thế này thì tôi không hiểu cách làm án của công an chúng ta như thế nào nữa. Như vậy là trong nội bộ chúng ta có kẻ đã đưa bản đấy cho nhà báo.
Trung tá Phúc nói:
- Báo cáo giám đốc, bản cung đó đã được photocopy. Theo Phó giám đốc Hường cho biết, có bảy người biết bản cung ấy. Có đến bảy người biết bản cung ấy thì bây giờ thủ trưởng bảo làm thế nào để xác minh được.
Đại tá Thiều cười nhạt và nói:
- Hay thật. Bây giờ sẽ là có chuyện đây.
Ông vừa nói xong thì có điện thoại. Ông nhìn và thấy điện thoại của Bí thư Tỉnh ủy. Đại tá Thiều ra hiệu cho Trung tá Phúc im lặng, rồi ông nói:
- Dạ báo cáo anh, tôi nghe đây ạ.
Tiếng ông Hương, Bí thư Tỉnh ủy nói gay gắt:
- Anh đọc các báo hôm nay rồi chứ? Công an các anh làm án kiểu gì, tại sao lại mang bản cung của đối tượng điều tra đưa cho nhà báo. Mà đây là bản khai, ai mà biết được đây có phải là “trâu lấm vấy bùn” không?
Đại tá Trần Thiều bình tĩnh:
- Thưa anh, chúng tôi cũng đang kiểm tra việc này. Báo cáo anh, bản khai của tên Vũ có đến bảy người biết, trong đó có cả cán bộ của Viện Kiểm sát, Tòa án, công an, rồi có cả cán bộ của Sở Nội vụ nữa. Cho nên bây giờ đi tìm ai cung cấp bản khai này thì quả thật là rất khó. Tuy nhiên, người tán phát bản cung này cho các báo thì chúng tôi đã xác định được.
Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Hương nói gay gắt:
- Nếu đã có chính xác nhà báo nào có được bản cung này và chuyển cho các báo, đồng chí làm báo cáo cho tôi. Việc này tôi sẽ yêu cầu Ban Tuyên giáo tỉnh ủy và báo phải có ý kiến.
Đại tá Thiều nói:
- Báo cáo anh, nếu như lát nữa anh không bận gì, tôi xin được gặp riêng anh.
Tiếng của ông Hương dịu đi:
- Ừ, tôi cũng đang muốn gặp anh đây. Độ khoảng mười giờ anh sang tôi nhé.
Quay lại với Trung tá Phúc, Đại tá Thiều nói:
- Phúc ạ, rồi cậu sẽ thấy vụ án này tới đây cực kỳ phức tạp. Theo tôi, đã đến lúc cậu phải để mắt tới giới báo chí. Chúng ta phải cảnh giác trước việc các cơ quan bảo vệ pháp luật dùng báo chí làm công cụ cho mình. Đây là bài học của rất nhiều vụ án trước đây. Có một số vụ án, chính vì do sử dụng báo chí làm công cụ nên cơ quan điều tra cực kỳ mất uy tín. Thậm chí có người đã phải ra trước vành móng ngựa. Các vụ ấy cậu biết cả rồi đấy. Cho nên trong việc này cậu cần phải có những biện pháp để làm sao chúng ta phải nắm được tình hình an ninh văn hóa tư tưởng và đặc biệt là diễn biến tâm tư tình cảm của cán bộ.
Trung tá Phúc nói:
- Báo cáo anh, tôi hiểu ạ. Chúng tôi sẽ cho triển khai ngay.
Đại tá Thiều giơ tay ngăn lại và nói:
- Việc này phải làm hết sức cẩn thận. Nếu như chúng ta làm không khéo thì sẽ có dư luận, mà dư luận ấy đang có. Đó là Giám đốc Công an tỉnh và một số người đang tìm cách bảo vệ Phạm Bình.
Trung tá Phúc nói:
- Báo cáo anh, việc này đúng là có ạ. Nhất là sau cuộc họp hôm vừa rồi, có một ý kiến nói rằng anh muốn bảo vệ Phạm Bình và anh không tin Phạm Bình giết người.
Đại tá Thiều nói:
- Cho đến bây giờ, với tất cả kinh nghiệm, hiểu biết và tất cả sự nhạy cảm của một người đã từng làm công tác điều tra hình sự, điều tra an ninh ba mươi lăm năm, tôi cảm thấy trong vụ án này có điều gì lẩn khuất. Bây giờ tôi đặt cho đồng chí một số câu hỏi như thế này, đồng chí liệu có trả lời được không? Làm sao một mình Phạm Bình có thể đánh chết Hoàng dễ dàng như vậy mà Phạm Bình lại không làm sao? Không một vết thương. Chẳng nhẽ thằng Hoàng không biết chống trả à? Hơn nữa, giữa hai người có mâu thuẫn nhưng tất cả những mâu thuẫn đó đều là mơ hồ, không hề có chuẩn bị gì từ trước thì làm sao có thể ra tay giết nhau được. Mà làm gì có sự tình cờ như vậy? Cũng theo một người nói cho tôi biết thì trước đó Phạm Bình còn đi uống rượu. Vậy tại sao trong các bản báo cáo điều tra lại không nói gì đến việc Phạm Bình có uống rượu hay không? Rồi chuyện nói Phạm Bình quan hệ với xã hội đen Đài Loan, Singapore nhưng cơ quan Interpol có xác nhận việc này đâu. Rồi lại nói Phạm Bình trốn thuế, hối lộ, tôi không phủ nhận chuyện Phạm Bình có thể hối lộ quan chức nào đó để được tạo điều kiện tốt hơn các đối tác khác trong việc thực hiện các dự án ở tỉnh. Chuyện phải đi đêm với các cơ quan chức năng, đối với doanh nghiệp thì bây giờ là chuyện quá thường tình. Nhưng vấn đề là phải có chứng cứ. Còn chuyện biếu xén quà cáp thì đúng. Tết nhất Phạm Bình có đi biếu. Tôi cũng đã được hắn biếu. Nhưng mà tôi nghĩ lấy cái cớ đó thì không phải.
Nói rồi ông đứng dậy. Ông nói:
- Chúng ta tấn công tội phạm triệt để, kiên quyết, thẳng tay là điều cần thiết nhưng làm án cũng phải có đạo lý, có nhân văn. Để oan người ta, khổ lắm.
Trung tá Phúc nói nhỏ:
- Báo cáo anh, đúng thế đấy anh ạ. Tôi cũng có cảm giác trong vụ án này có điều gì đó không bình thường. Tất nhiên, đây là vụ án phía bên cảnh sát làm. An ninh chúng tôi không dính vào. Nhưng qua dư luận tôi nắm được thì cũng có nhiều luồng lắm. Đặc biệt, cán bộ, công nhân ở trong công ty Phạm Bình rất nhiều người xót xa. Đối với công nhân, từ trước đến nay Phạm Bình được coi là người hết sức tử tế. Hiếm có một tổng giám đốc nào vẫn xuống nhà ăn, ăn cơm đĩa với công nhân. Hiếm có một Tổng giám đốc nào lo lắng, chăm chút cho đời sống công nhân như Phạm Bình. Và đặc biệt khi tham gia công tác an sinh xã hội, Phạm Bình không màu mè, không đánh bóng tên tuổi. Anh thấy đó, Phạm Bình giúp đỡ bao nơi nhưng tuyệt nhiên có bao giờ nhờ cậy báo chí tung hô đâu. Anh ta cứ lẳng lặng làm từ thiện. Theo tôi, đó là một điều đáng quý. Chỉ có điều bây giờ tất cả chứng cứ đổ dồn vào anh ta. Thật là khó.
***
Tại phòng làm việc của Đại tá Hường. Đại tá Hường đang ngồi với ba cán bộ điều tra. Tiếng Đại tá Hường gay gắt:
- Các anh làm tôi đào lỗ xuống đất mà chui. Bây giờ bản cung của thằng Vũ, tại sao lại lọt ra tay báo chí?
Một cán bộ điều tra chối bay:
- Báo cáo anh, chúng em có biết đâu. Mà em cũng không được cầm bản đấy, em chỉ được xem thôi.
Đại tá Hường nói:
- Bản cung ấy tôi có một bản, Viện Kiểm sát có một bản, Chánh án có một bản, rồi chỗ Phòng Điều tra các cậu có nữa. Vậy mà bây giờ bị lộ lọt ra ngoài. Thử hỏi bây giờ tôi còn mặt mũi nào nữa.
Một sĩ quan nói:
- Báo cáo anh, theo tôi anh cũng không nên nặng nề chuyện này. Thực ra thì báo chí nêu thế thì cũng theo nguồn tin riêng nọ, nguồn tin riêng kia chứ có nêu cụ thể, đích danh ai đâu. Thế chẳng lẽ bây giờ mọi người lại đứng lên nói Bí thư Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh không dính vào việc này? Mặc kệ nó. Báo chí nêu thì cứ việc nêu. Còn nếu như báo chí đến đặt vấn đề đề nghị Công an tỉnh cho biết người này là ai thì lúc ấy chúng ta sẽ làm.
Ông Hường nói:
- Thôi được rồi, việc của báo chí tôi sẽ trao đổi với anh Thiều để tìm cách giải quyết. Bây giờ tôi hỏi các cậu, thằng Bình dứt khoát không nhận tội thì làm thế nào? Mà nhân chứng hiện nay chỉ có anh lái xe đó là nhìn thấy Phạm Bình. Còn chuyện chúng nó dọa dẫm nhau hôm trước thì lại là chính thằng Hoàng rút súng dí vào bụng thằng Bình. Phải tìm thêm chứng cứ. Còn lời khai của cái Vy về mối quan hệ của nó với thằng Bình cũng chỉ là một lời khai thôi, chưa có sức nặng. Thôi, các cậu về triển khai công tác đi. Cố gắng đấu tranh với thằng Vũ để cho nó khai thêm ra và động viên cho nó nhớ. À, tôi nghe nói thằng Vũ rất thích ăn của ngọt đấy. Các cậu vào mua cho nó ít kẹo.
***
Cũng buổi sáng hôm ấy, tại phòng làm việc của Bí thư Tỉnh ủy.
Đại tá Thiều vào, Bí thư Tỉnh ủy niềm nở đón tiếp Đại tá Thiều. Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Hương nhìn ông Thiều và nói:
- Này, tôi thấy da dẻ của cậu có vẻ xấu đấy. Kém, không sáng. Sao lại thế?
Đại tá Thiều nói:
- Dạ, báo cáo anh. Sức khỏe của tôi quả thực là không tốt.
Ông Hương hỏi:
- Cậu bị bệnh gì? Đã đi kiểm tra chưa?
- Dạ, báo cáo anh tôi đã đi kiểm tra rồi. Vẫn là dạ dày, mỡ máu, mỡ gan linh tinh cả. Mà anh bảo đến tuổi này rồi, nếu cứ đi xét nghiệm thì ai chẳng ra bệnh.
Ông Hương nói:
- Cậu ngồi đây. Bây giờ cậu xem tình hình báo chí lấy được thông tin bên cậu thì xử lý như thế nào? Tôi thấy việc này không bình thường đâu.
Đại tá Thiều băn khoăn:
- Báo cáo anh, bây giờ báo chí đã đưa như thế này rồi, nếu chúng ta không trả lời mà bịt đi thì cũng không được. Nhưng bây giờ mà nói ra thì nói như thế nào. Theo tôi để cho yên dư luận và đồng thời để cho mọi người thấy rằng chúng ta làm nghiêm minh thì bây giờ tôi đề nghị giao việc này cho Ủy ban Kiểm tra của Đảng. Đồng chí cứ ra lệnh làm thẳng tay. Tôi nghĩ rằng phải tách bạch hai vấn đề: Phạm Bình mang tiền đi hối lộ để trục lợi cho mình và hắn đi biếu quà tết nhất, lễ nghĩa. Bây giờ lại bảo rằng biếu quà trên mức tình cảm thì thế nào là “trên mức tình cảm”? Nếu người ta giàu, người ta có thể biếu người khác với mức nhiều hơn, còn người nghèo thì biếu kiểu người nghèo. Bây giờ lại đánh đồng như vậy thì theo tôi nghĩ rằng không ổn.
Bí thư Tỉnh ủy Hương nói:
- Nói thật với cậu, tôi cũng tiếc thằng Bình này. Trong số các doanh nhân ở tỉnh, tôi thấy nó là thằng tử tế. Nó không tham lam. Nó có tâm. Tôi thấy nó giúp nhiều người lắm. Tôi đọc báo cáo mà thấy tội cho nó. Nhưng mà tôi không hiểu được. Theo báo cáo của công an, ngày xưa nó cũng thuộc dạng giang hồ ở đất Hà Nội. Rồi vì đánh chết người, à mà nó đánh chết người yêu mới phải vào tù. Bây giờ lại như thế này, đúng là con người chẳng biết thế nào.
Rồi ông Hương lại nói tiếp:
- Có việc này, tôi nói để cậu phải chú ý. Trong nội bộ cậu có vấn đề không tốt đấy. Tại sao tôi nghe được thông tin dựng chuyện rằng tôi và Chủ tịch tỉnh đang muốn đưa cậu Hường lên thay cậu. Tại sao lại có thông tin là tôi muốn để cậu về Bộ. Đây là những điều rất không bình thường ở tỉnh ta. Ở Công an tỉnh, từ xưa đến nay chưa có điều này. Cho nên phải hết sức chú ý. Người ta chết, cứ bảo là chết vì lý do bên ngoài thì chẳng nhìn thấy, nhưng bệnh chính từ mình mà ra. Nếu như các cậu không làm tốt công tác nội bộ, rồi đến lúc hối không kịp.
Đại tá Thiều nói:
- Báo cáo anh, việc này tôi hiểu ạ. Chúng tôi cũng thấy trong vụ án này có nhiều điều khuất tất. Nhưng bây giờ chứng cứ gỡ tội cho Phạm Bình hầu như không có gì. Tất cả những chứng cứ phạm tội xem ra ngày một nặng.
***
Tại một quán nhậu, các cảnh sát điều tra đang ngồi với Trương và mấy tay đệ tử của Trương.
Một cảnh sát điều tra nói:
- Phải công nhận thằng Bình lì lợm thật. Dứt khoát không khai gì cả.
Trương nói:
- Anh bảo nó khai để làm gì. Bây giờ nó khai thì nó bị tử hình, mà nó chẳng khai thì nó cũng bị tử hình. Bởi vì chứng cứ rành rành thế rồi, thôi thì nó cứ cãi chày cãi cối như vậy. May ra chối được chút tội nào thì hay chút ấy.
Một cán bộ cảnh sát điều tra nói:
- Vấn đề là phải tìm thêm chứng cứ.
Rồi anh ta chỉ Trương và mấy tay đệ tử của Trương nói:
- Chúng mày phải để mắt, vểnh tai lên mà nghe xem có thêm được gì không.
Ngày hôm sau, một loạt các báo lại đăng: “Cho đến giờ phút này Phạm Bình vẫn ngoan cố chối tội, mặc dù nhân chứng, vật chứng đã rất đầy đủ”. Có tờ báo còn đào bới lên quá khứ của Phạm Bình từ thuở còn làm sửa chữa xe máy trên Hà Nội. Có tờ báo lại rút tít “Phạm Bình đã từng đánh chết người tình từ năm mười tám tuổi”, rồi “Nhận diện gã giang hồ Phạm Bình”. Có tờ báo lại rút tít “Phạm Bình, kẻ tội phạm đặc biệt nguy hiểm”.
***
Tại trụ sở đại lý sơn Kova, Quynh đang ngồi đọc báo và bỗng Quynh cười nhạt, rồi nhấc máy lên gọi cho Trương.
Trương đang ngồi uống cà phê. Quynh nói:
- Anh Trương đấy à? Anh đang làm gì đấy?
Trương nói giọng kẻ cả:
- À, Quynh Kova. Lâu lắm rồi tao không gặp mày. Tao nghe nói mày làm ăn với chỗ Phạm Bình thắng lắm phải không? Mày có chân gỗ là con bồ ở đấy. Tốt quá rồi còn gì.
Quynh nói:
- Anh cứ nói móc máy thế làm gì. Thôi thì, mỗi người có một kiểu sống.
Tiếng của Trương kẻ cả:
- Hôm nay sao mày gọi cho tao? Chắc có chuyện gì à?
Quynh nói:
- Vừa đọc một đống báo, thấy thằng Bình vẫn không khai về tội giết thằng Hoàng. Anh có muốn biết sự thật không?
Trương nói:
- Mày biết cái gì?
Quynh cười nhạt và bảo:
- Tôi biết trong vụ này anh là người quan tâm hơn ai hết. Nó cũng có nguyên nhân một phần từ hai mươi hecta đất thôi. Mâu thuẫn là cũng từ đấy. Nhưng mà thôi, bây giờ việc đấy chẳng nên nói làm gì. Nhưng mà chứng cứ về việc thằng Phạm Bình muốn giết thằng Hoàng, nếu anh thích thì tôi cung cấp cho.
Trương cười nhạt và bảo:
- Này, mày đừng đùa với tao. Mày làm gì có chứng cứ. Mày bồ bịch với con Linh, có nghe con Linh kể thì cũng chỉ là nghe hơi nồi chõ thôi.
Quynh nói:
- Thôi thì tùy anh, nếu anh không tin thì thôi. Lúc nào anh có công trình gì cần sơn Kova báo cho thằng em nhé. Chào ông anh.
(Xem tiếp kỳ sau_