Đội ngũ công nhân nữ ngày càng tăng trưởng, nhưng các điều kiện về hành lang pháp lý, mức thu nhập, nhà ở, hạ tầng… không đáp ứng yêu cầu, dẫn đến tình trạng đời sống lao động nữ rất thấp, công việc bấp bênh, và luôn ở thế yếu trong tranh chấp lao động.
Một vụ ngừng việc tập thể với sự tham gia của hàng nghìn lao động nữ tại Nghệ An năm 2016. Ảnh: Quang Đại |
Đội ngũ công nhân nữ ngày càng tăng trưởng, nhưng các điều kiện về hành lang pháp lý, mức thu nhập, nhà ở, hạ tầng… không đáp ứng yêu cầu, dẫn đến tình trạng đời sống lao động nữ rất thấp, công việc bấp bênh, và luôn ở thế yếu trong tranh chấp lao động.
Tại một Hội thảo gần đây, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã lên tiếng, phản ánh tình trạng công nhân nữ trong các doanh nghiệp bị thiệt thòi quyền lợi, mức thu nhập thấp (3,5 triệu/tháng), công việc vất vả, áp lực, điều kiện sống khó khăn, thiếu thốn (không có khu nhà ở xã hội, thiếu các khu vui chơi, giải trí, nhà trẻ…).
Bữa ăn ca của công nhân, vẫn còn tình trạng đạm bạc, chưa đảm bảo vệ sinh dẫn đến tình trạng ngộ độc tập thể.
Một cán bộ nữ công LĐLĐ tỉnh Nghệ An chia sẻ: “Nhìn bữa ăn ca của một số doanh nghiệp, tôi thấy thương các em công nhân quá”.
Đã nổ ra nhiều cuộc đình công, ngừng việc tập thể với sự tham gia của hàng nghìn công nhân, vì những bức xúc đối với chế độ làm việc, ăn ca, vệ sinh an toàn lao động, và cả thái độ ứng xử của quản lý. Đã có tình trạng quản lý chửi bới, ném sản phẩm lỗi vào người công nhân nữ.
Nữ công nhân làm việc quần quật ngày 8-10 tiếng, làm xong là về ngủ vùi, không có thời gian, điều kiện để vui chơi giải trí, giao lưu kết bạn khác giới.
Nhiều lần đứng trước cổng các doanh nghiệp có hàng nghìn nữ công nhân vào giờ tan ca, chúng tôi thấy nhiều các công nhân trẻ, người nhỏ thó, gầy gò, lầm lũi đi về các khu nhà trọ chật chội.
Khi phát sinh các mâu thuẫn, tranh chấp, thì nữ công nhân luôn ở thế yếu, và giới chủ có thể đuổi họ bất cứ lúc nào, kể cả khi mang thai, sinh nở. Mặc dù luật pháp nghiêm cấm, nhưng “chờ được vạ thì má đã sưng”. Theo đuổi kiện cáo, công nhân không am hiểu luật, mệt mỏi nên chấp nhận đi tìm việc khác. Mà có thắng, chủ doanh nghiệp miễn cưỡng nhận vào, thì sớm muộn cũng bị đuổi việc.
Trong xu thế hiện nay, sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa nên càng cần ít lao động, mặt khác thu nhập từ nông nghiệp quá thấp, nên lao động nữ nông thôn sẽ tìm về các khu công nghiệp.
Việc làm từ khối hành chính sự nghiệp, cũng ngày càng khó khăn, nên lượng lao động nữ đổ về các nhà máy, xí nghiệp càng lớn.
Nếu chúng ta không bắt kịp, đón đầu với xu hướng này, thì hệ lụy để lại sẽ ngày càng lớn. Một số địa phương, tập trung thu hút, mời gọi doanh nghiệp vào đầu tư, mà chưa thật sự chú trọng nâng cao thu nhập, điều kiện sống và bảo vệ người lao động, đặc biệt là lao động nữ.
Bên cạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ người lao động, rất cần sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, lãnh đạo các địa phương, trong việc nâng cao mức sống, bảo vệ quyền lợi người lao động, đặc biệt là lao động nữ.
Những cô gái tuổi 20 rà phá bom, mìn trong thời bình
Với công việc rà phá bom, mìn và các vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh, những nữ nhân viên trẻ tuổi của dự ... |
Bình đẳng là không cần ưu tiên
Hôm nay, 20/10, Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Ý nghĩa đúng đắn nhất của ngày này nên được hiểu giản ... |
http://laodong.vn/dien-dan/cong-nhan-nu-bao-gio-cho-het-kho-571117.ldo