Có phải chúng ta tụt hậu vì ăn tết cổ truyền?

Nhiều ý kiến cho rằng cần bỏ Tết Âm lịch, gộp với Tết Dương lịch và chỉ nghỉ tết trong vòng 3 ngày, vì việc ăn tết cổ truyền làm kinh tế chậm phát triển, đất nước tụt hậu.

co phai chung ta tut hau vi an tet co truyen

Lễ hội chọi bò của người Mông ở Nghệ An, tổ chức vào dịp Tết cổ truyền. Ảnh: PVT

Tiêu biểu là ý kiến của nhà văn Tuệ Nghi: “Chúng ta chọn đất nước giàu mạnh hay chọn cố chấp giữ truyền thống để cứ phải ngậm ngùi nhìn các quốc gia khác vượt mặt chúng ta hàng thập kỷ?

Chúng ta chọn mở rộng phát triển kinh tế, giao thương với các nước Châu Âu, Châu Mỹ hay chọn chỉ quanh quẩn làm ăn với các nước láng giềng cùng đón tết như ta?”.

Nếu ý kiến nói trên là đúng thì cần gì phải đau đầu nghĩ ra những giải pháp tăng trưởng kinh tế để sánh vai với các cường quốc, chỉ cần bỏ Tết Âm lịch là xong? Tuy nhiên, vấn đề không “đơn giản, gọn nhẹ” như suy nghĩ của nhà văn Tuệ Nghi.

Trước hết, ý kiến các nước ăn tết tây, ta cũng ăn tết, là không chính xác. Tết Dương lịch, công chức, viên chức chỉ được nghỉ 1 ngày, cũng tương tự ngày 1.5, 2.9… Và người Việt, cơ bản không có khái niệm “ăn Tết Dương lịch”. Trước và sau kỳ nghỉ này, mọi việc vẫn diễn ra bình thường.

Ý kiến bỏ tết ta để “mở rộng phát triển kinh tế” thay vì “quanh quẩn làm ăn với các nước láng giềng” cũng không có căn cứ. Không có quốc gia nào lựa chọn đối tác làm ăn chỉ vì “lệch pha” trong việc ăn tết. Minh chứng rõ nét nhất là hiện nay chúng ta đã gia nhập WTO, nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, và liên kết-làm ăn với hàng trăm quốc gia trên thế giới…

Hiện nay, kỳ nghỉ Tết Âm lịch chỉ gói gọn trong vòng một tuần, gồm cả ngày nghỉ tuần. Hết kỳ nghỉ, mọi hoạt động của doanh nghiệp, cơ quan hành chính trở lại bình thường. Nhiều doanh nghiệp còn ra quân làm việc trong ngày mồng 2 Tết. Nông dân cũng nhiều nơi xuống ruộng, ra khơi từ mồng 1, mồng 2 Tết.

Những nhận xét về việc ăn tết “tốn kém”, “lãng phí”, “ảnh hưởng đến kinh tế”… cũng chỉ xuất phát từ chủ quan, cảm tính, chứ không căn cứ trên các khảo sát, thống kê, nghiên cứu khoa học.

Mặt khác, nếu đã như vậy thì dù có nhập hai tết làm một thì người ta vẫn cứ ăn chơi, làm sao thay đổi được.

Nhìn ra thế giới, nhiều quốc gia cũng có phong tục ăn Tết Nguyên đán như Việt Nam gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… - đều là các cường quốc kinh tế của châu lục và thế giới.

Nhiều nước khác, có cả nước giàu và nước nghèo, đều có các kỳ nghỉ, ngày tết, lễ hội… linh thiêng, tưng bừng, là những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc đó.

Rõ ràng, không thể coi tết cổ truyền là căn nguyên của những yếu kém, tụt hậu của nền kinh tế.

Những trăn trở, lo lắng cho sự phát triển quốc gia là đáng quý. Nhưng thiết nghĩ, hãy nhìn rộng hơn, sâu hơn để có những giải pháp hữu hiệu, thay vì năm nào cũng hô hào đòi bỏ tết cổ truyền - một nét văn hóa linh thiêng của dân tộc.

co phai chung ta tut hau vi an tet co truyen Mặc tranh cãi, Tết cổ truyền sẽ mãi đồng hành cùng người Việt

Mỗi dịp cận kề Tết cổ truyền, lại nổ ra các cuộc tranh luận triền miên không có hồi kết về việc có nên bỏ ...

co phai chung ta tut hau vi an tet co truyen Để trẻ em “ghét Tết” là lỗi của người lớn

Bài văn “Ghét Tết” gây bão mạng. Tại sao một sự thật, đã không ít lần gây bức bối dư luận, lại để một đứa ...

/ Lao động