Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân khiến thương chiến Mỹ-Trung leo thang là do Washington đánh giá thấp Bắc Kinh và sức mạnh toàn dân của Trung Quốc.
"Thuế quan được áp đặt bởi 1 trong 2 dường như không thể sớm dỡ bỏ, một thỏa thuận thương mại giờ đây còn xa vời hơn trước. Một thỏa thuận dự đoán được ký kết vào cuối tháng 6 này khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhật Bản dường như cũng khó xảy ra", các chuyên gia thương mại của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE), cơ quan tư vấn có trụ sở tại Mỹ nhận định.
Theo nhóm chuyên gia này, sự ngờ vực giữa 2 bên đang gia tăng sâu sắc. Bóng dáng của một cây cầu hữu nghị không hề tồn tại, khoảng cách giữa 2 quốc gia ngày càng bị nới rộng, đường chân trời loại bỏ thuế quan cũng đang ngập tràn mây mù.
Tổng thống Donald Trump trong chuyến công du tới Nhật Bản. (Ảnh: EPA-EFE)
Cảnh báo này được các chuyên gia của PIIE đưa ra sau chuyến đi hàng năm tới Trung Quốc, gặp gỡ với quan chức cấp cao của Bắc Kinh vào đầu tháng này, trùng thời điểm vòng đàm phán Mỹ-Trung mới nhất đổ vỡ.
"Chính quyền Trump đã đánh giá thấp sức mạnh cơ bản của kinh tế Trung Quốc cũng như sự sẵn sàng đứng lên chống Mỹ của người Trung Quốc", Chủ tịch của PIIE, Tiến sĩ Adam S. Posen nói với Straits Times.
Tuy nhiên, ông Posen cho rằng, đây cũng là một phần trong quan điểm sai lầm chung của nhiều quan chức chính quyền Trump. Họ luôn đánh giá thấp việc người khác sẵn sàng đứng lên chống lại ho, như những gì chúng ta đã thấy với Mexico, Canada, thậm chí là Nhật Bản.
"Họ luôn đánh giá quá cao khả năng của mình trong việc thay đổi bản chất của các hệ thống khác. Họ đã phạm sai lầm khi đánh giá quan hệ với Trung Quốc, cũng như có quan điểm sai lầm cơ bản về việc chính sách quốc tế ảnh hưởng tới các quốc gia khác như thế nào", ông này phân tích.
Trong chuyến đi tới Trung Quốc trước đây, các chuyên gia của PIIE được các thành viên của Bộ Chính trị Trung Quốc đón tiếp rất niềm nở. Nhưng trong chuyến đi mới nhất giữa vòng xoáy thương chiến Mỹ-Trung, họ nhận được một bài thuyết trình 50 phút về cạnh tranh giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là một cuộc đụng độ giữa các nền văn minh.
"Đây là một sự khác biệt so với bất cứ thứ gì chúng tôi từng nghe những năm qua", ông Posen chia sẻ.
Mỹ và Trung Quốc trải qua căng thẳng thương mại gần một năm qua. Qua nhiều vòng đàm phán, Mỹ đã áp thuế lên tổng cộng 250 tỷ USD hàng Trung Quốc và Trung Quốc trả đũa với 110 tỷ USD.
Đầu tháng 5, sau một thời gian hai bên "đình chiến" và đi đến đàm phán nhưng tiếp tục không có kết quả, Mỹ nâng thuế với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc vì cho rằng Bắc Kinh đã thay đổi các cam kết. Sau đó, Trung Quốc cũng trả đũa bằng việc nâng thuế với phần lớn trong nhóm 60 tỷ USD hàng Mỹ đã chịu thuế từ năm ngoái.
Căng thẳng tiếp tục lên cao khi Mỹ đưa Huawei vào danh sách "đen", cấm mua các bộ phận và linh kiện từ Mỹ, từ đó dẫn đến hàng loạt các công ty công nghệ Mỹ và thế giới ngừng hợp tác với công ty công nghệ viễn thông lớn nhất Trung Quốc.
Đối đầu Mỹ, kinh tế Trung Quốc ảm đạm hơn những gì Bắc Kinh thừa nhận
Các chuyên gia ngân hàng Wells Fargo khẳng định tiêu thụ nhiên liệu giảm mạnh cho thấy kinh tế Trung Quốc đang "cảm cúm" nghiêm ... |
Hàng Việt Nam xuất sang Mỹ tăng mạnh nhờ chiến tranh thương mại
Việt Nam có lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng nhanh nhất châu Á trong quý vừa qua và có khả năng vượt trên nhiều ... |
TQ đe dọa Mỹ sẽ mất nguồn cung đất hiếm vì chiến tranh thương mại
Mỹ có nguy cơ mất đi các nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc do chiến tranh thương mại, truyền thông nhà nước Trung Quốc ... |
Trung Quốc không phải là nguồn gốc của các vấn đề kinh tế của Mỹ
Trung Quốc là một nước cố cải thiện mức sống người dân thông qua việc giáo dục, đầu tư cơ sở hạ tầng và cải ... |