Việc Mỹ và những quốc gia khác triển khai các hoạt động tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Biên Đông chính là sự bác bỏ trực diện và mạnh mẽ nhất tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển
Hoạt động tuần tra của tàu chiến Mỹ khảo sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Biển Đông là sự bác bỏ mạnh mẽ tham vọng độc chiếm vùng biển này của Trung Quốc
Các quốc gia liên quan trong khu vực và thế giới hiện nay đều đã nhìn thấu tận “tâm can” tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Tham vọng này đã sớm bộc lộ từ khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1956 và chiếm đóng trái phép phần lớn các đảo thuộc quần đảo này vào năm 1974.
Cùng với sự trỗi dậy nhanh chóng về sức mạnh kinh tế và quân sự, Trung Quốc ngày càng tỏ ra công khai và hung hăng hơn trong những hành động nhằm thực hiện tham vọng đòi chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông. Trung Quốc liên tục có những vi quấy nhiễu, xâm phạm chủ quyền các bên liên quan ở Biển Đông, đỉnh điểm là việc dùng vũ lực để chiếm đóng trái phép một số các bãi đá, bãi ngầm và rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào tháng 3-1988.
Tiến một bước xa về phía Nam Biển Đông sau khi đặt những bàn đạp đầu tiên sau khi chiếm đóng một số thực thể tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988 rồi củng nơi đây thành những bàn đạp quân sự, Trung Quốc đã tự lộ vở, ngang nhiên tuyên bố đòi chủ quyền tới 80% diện tích lãnh thổ Biển Đông khi công bố yêu sách “đường lưỡi bò 9 đoạn” vào năm 2009. Theo đó, Trung Quốc đơn phương đòi hỏi chủ quyền phi lý đối với khoảng 80% diện tích Biển Đông, một vùng biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan với tổng diện tích khoảng 3.447.000 km2.
Trung Quốc trong vòng 5 năm qua kể từ khi đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò 9 đoạn” đã ráo riết đầu tư, tăng cường hoạt động bồi đắp 7 thực thể mà họ chiếm đóng trái phép trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành các đảo nhân tạo với tổng diện tích lên tới hơn 13 km2 (chiếm khoảng 95% tổng diện tích các đảo đảo tự nhiên và đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa hiện nay), trong đó 3 đảo nhân tạo có đường băng dài 3.000 m, đủ để cho các máy bay chiến đấu hạng nặng có thể cất/hạ cánh.
Đồng thời với việc bồi đắp phi pháp các thực thể chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc cũng ráo riết tiến hành quân sự hóa tại đây. Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington (Mỹ) đã phân tích các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy có nhiều đường băng, chỗ đỗ máy bay, các điểm radar và bệ phóng tên lửa đất đối không nổi trên 3 thực thể - đá Subi, đá Vành khăn và đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tiến thêm một bước nguy hiểm trong quá trình hiện thực hóa tham vọng đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông, Trung Quốc từ năm 2017 còn ngang nhiên đưa ra một học thuyết mới, cái gọi là “Tứ Sa” về Biển Đông. Trong học thuyết này, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Pratas nằm ở Đông Bắc Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và bãi ngầm Macclesfield (nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 75 hải lý về phía Đông) với 4 tên “Hán hóa” lần lượt là Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa.
Thay vì được xem là một nhóm các thực thể tranh chấp, Trung Quốc toan tính coi mỗi nhóm đảo và đá ngầm này là một quần đảo gồm nhiều thực thể khác nhau, với ranh giới biển cụ thể, có chủ quyền và quyền được xác lập trái với luật pháp quốc tế xung quanh đó một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Chưa dừng lại ở những nhóm đảo và bão ngầm dùng vũ lực xâm chiếm và chiếm đóng trái phép, nhưng năm gần đây, Trung Quốc tiếp tục dùng sức mạnh vũ lực nhằm thực hiện toan tính sâu xa, đó là biến những vùng biển hiện hoàn toàn thuộc chủ quyền của các quốc gia khác trên Biển Đông thành một vùng biển có tranh chấp để từ đó đưa ra những đòi hỏi, yêu sách phi lý.
Toan tính này có thể thấy rất rõ qua việc Trung Quốc dùng đội tàu chiến đông đảo hộ tống giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi năm 2014 và mới đây nhất là việc Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 hoạt động trái phép trong vùng biển hoàn toàn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông chính là bước tiếp nối toan tính “biến vùng biển không tranh chấp thành vùng biển tranh chấp” của Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ còn những bước đi và hành động nguy hiểm gì nữa trong việc thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông?
Các nhà quan sát và phân tích cùng cho rằng nếu không vấp phải sự phản đối và ngăn chặn đủ mạnh, Trung Quốc chắc chắn sẽ hiện thực hóa bằng được tham vọng đòi chủ quyền trên Biển Đông mà họ đã công khai tuyên bố trong yêu sách “đường lưỡi bò 9 đoạn”, thậm chí còn hơn thế nữa, bất chấp những hành động của họ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền các quốc gia liên quan, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và tạo ra đe dọa nghiêm trọng đối với tự do hàng hải, hàng không cũng như hòa bình, an ninh và ổn định khu vực Biển Đông.
Sau khi tiếp tục quân sự hóa các đảo nổi nhân tạo chiếm đóng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến nơi đây thành các căn cứ quân sự, Trung Quốc được cho sẽ tiếp tục lấn tới nếu tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, một bước đi tiếp theo trong chiến lược thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Đồng thời với đó, từ những hoạt động khảo sát, thăm dò của giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014 và tàu khảo sát Hải Dương 8 như vừa qua trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc đang toan tính triển khai những hoạt động thăm dò để tiến tới tiến hành khai thác dầu khí ngay trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam được công nhận và bảo hộ theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (Công ước UNCLOS 1982), cũng như vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia liên quan khác ở Biển Đông.
Việt Nam, các quốc gia liên quan và thế giới không thể ngồi yên, mặc cho Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của mình; vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế; đe dọa tự do hàng hải, hàng không cũng như hòa bình, an ninh và ổn định trên Biển Đông trong quá trình hiện thực hóa tham vọng độc chiếm vùng biển chiến lược này. Các quốc gia trong khu vực và thế giới cần đoàn kết, nhất trí dùng mọi biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế để đấu tranh mạnh mẽ, kiên trì ngăn chặn toan tính, hành động trái với luật pháp quốc tế do phía Trung Quốc gây ra trên Biển Đông.
Việt Nam và các nước khu vực cần tiếp tục mạnh mẽ lên tiếng, vạch rõ tham vọng và những hành động nguy hiểm của Trung Quốc trong việc hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông trước toàn thế giới, đặc biệt là Liên Hợp quốc, Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc. Từ đó, tập hợp thành tiếng nói mạnh mẽ và sức ép của toàn thế giới buộc Trung Quốc phải tôn trọng chủ quyền quốc gia khác, tôn trọng luật pháp quốc tế trên Biển Đông.
Cùng với việc yêu cầu Trung Quốc phải thực hiện nghiêm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà họ đã cam kết, ASEAN cần khẩn trương hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), văn bản pháp lý cao hơn và ràng buộc hơn với Trung Quốc. Những hành động pháp lý như vụ kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài thường trực (PCA) của Philippines cũng là những biện pháp mạnh để răn đe, kiềm chế các hành động hung hăng, bất chấp tất cả để đòi chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
Cần có thêm nhiều hơn và thường xuyên hơn những hành động thể hiện cam kết mạnh mẽ của quốc tế trong việc khẳng định tự do hàng hải và hàng không, đồng thời bác bỏ đòi hỏi chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Việc Mỹ và những quốc gia khác triển khai các hoạt động tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Biên Đông chính là sự bác bỏ trực diện và mạnh mẽ nhất tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Những đảo, thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép bằng vũ lực trên vùng biển này không bao giờ được bất kỳ tổ chức, quốc gia nào trên thế giới thừa nhận.
Tất cả các quốc gia trong khu vực và cả thế giới cùng đồng lòng chung sức đấu tranh, ngăn chặn, thì Trung Quốc chắc chắn sẽ “chùn bước, run tay” mỗi khi thực hiện thêm những hành động gây căng thẳng, thay đổi hiện trạng nhằm hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Trung Quốc tự cô lập mình trong vấn đề Biển Đông Bất chấp luật pháp quốc tế cũng như mọi lời kêu gọi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, dựa ... |
Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng quyền, lợi ích ở Biển Đông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu lập trường về quyền, lợi ích chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông khi gặp người đồng ... |
Trung Quốc cản trở tàu tiếp tế Philippines ở Biển Đông Tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn ba tàu Philippines tiếp tế cho lực lượng đồn trú ở bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa ... |
Biển Đông là trọng tâm chính sách đối ngoại mới của Malaysia Malaysia nhấn mạnh, về cơ bản, Biển Đông phải là một vùng biển hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng, không phải là ... |