Trung Quốc tự cô lập mình trong vấn đề Biển Đông

Bất chấp luật pháp quốc tế cũng như mọi lời kêu gọi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, Trung Quốc đang ngày càng tự cô lập mình trong vấn đề Biển Đông

trung quoc tu co lap minh trong van de bien dong

Càng hung hăng leo thang hòng hiện thực hóa tham vọng chủ quyền phi pháp trên Biển Đông, Trung Quốc càng tự cô lập mình trong khu vực và trên thế giới

Biển Đông là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, có nguồn lợi hải sản rất quan trọng

Biển Đông là một vùng biển có vị trí địa chính trị và chiến lược quan trọng không chỉ đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ bao quanh, mà còn đối với khu vực Đông Á và thế giới. Là một phần của tuyến đường biển nối trực tiếp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Biển Đông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại, vận tải biển, vận tải hàng không nhộn nhịp bậc nhất trên toàn cầu.

Tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông là tuyến hàng hải nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới và điểm gần nhất của tuyến vận tải biển này chỉ cách Côn Đảo (Việt Nam) khoảng 38 km. Mỗi ngày có khoảng 300 tàu vận tải biển các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 200 tàu chở dầu và 50% số tàu này có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% từ 30.000 tấn trở lên.

Tuyến vận tải biển qua Biển Đông được xem là một “yết hầu” đối với lưu chuyển hàng hóa của không nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á mà trên cả thế giới với tổng giá trị thương mại lưu chuyển mối năm khoảng 5,3 nghìn tỷ USD. Theo thống kê của Cơ quan năng lượng Mỹ, 1/3 lượng dầu thô và hơn 1/2 lượng khí hóa lỏng của Mỹ được chuyên chở qua Biển Đông và lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama; khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản mỗi năm được vận chuyển qua Biển Đông; 55% tổng lượng hàng xuất khẩu của các quốc gia Đông Nam Á đi qua Biển Đông…

Biển Đông còn là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, có nguồn lợi hải sản rất quan trọng, nơi sinh trưởng của hơn 1.000 loài cá, hơn 90 loài tôm và hơn 70 loài thân mềm. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Biển Đông đứng thứ 4 trong số 19 khu vực đánh cá tốt nhất trên thế giới về tổng sản lượng đánh bắt cá hàng năm với khoảng 6 triệu tấn hải sản được đánh bắt tại đây mỗi năm, tương đương 10% tổng khối lượng hải sản được đánh bắt trên toàn thế giới.

Biển Đông còn là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, là một trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu được kiểm chứng ở Biển Đông khoảng 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày, ngoài ra còn trữ lượng lớn khí đốt thiên nhiên.

Có thể thấy, Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược, không gian sinh tồn và chiếm vị trí địa chính trị quan trọng đối với các quốc gia trong khu vực Đông Á, châu Á-Thái Bình Dương mà cả thế giới. Trong thực tế lịch sử, Biển Đông là một trong các khu vực tồn tại những tranh chấp chủ quyền biển, đảo của các quốc gia và vùng lãnh thổ bao quanh vùng biển này; đồng thời là địa bàn cạnh tranh, tranh giành ảnh hưởng, lợi ích của các cường quốc khu vực và toàn cầu.

Hiện trên Biển Đông đang diễn ra tranh chấp chủ quyền đối với đảo và biển của 6 quốc gia và vùng lãnh thổ (còn gọi là “tranh chấp 5 nước 6 bên”), gồm: Brunei, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam. Những tranh chấp này luôn tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình, an ninh và ổn định, hợp tác trong khu vực.

Chính vì thế, không để tranh chấp trên Biển Đông và giải quyết một cách hòa bình, theo luật pháp quốc tế các tranh chấp chủ quyền luôn là một thách thức đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ trong cuộc “tranh chấp 5 nước 6 bên” cũng như các quốc gia có lợi ích liên quan. Cho tới hiện nay, các bên trong cuộc tranh chấp, khu vực và thế giới đưa những quan điểm, cách thức giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông khác nhau.

Tuy nhiên, dù khác biệt tới đâu thì tuyệt đại đa số đều thống nhất với nhau về nguyên tắc chủ yếu và quan trọng nhất là thượng tôn pháp luật và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; không để tranh chấp trên Biển Đông ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác trong khu vực cũng như trên thế giới. Bởi tất cả đều thấy rằng nếu không tuân thủ cách thức giải quyết này, lợi ích của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và thế giới đều bị đe dọa, ảnh hưởng nghiêm trọng.

Giải quyết hòa bình, theo luật pháp quốc tế

Là những quốc gia liên quan và chịu ảnh hưởng trực tiếp, Đông Nam Á đã rất thận trọng, xem trọng những tranh chấp trên Biển Đông và giải quyết hòa bình, theo luật pháp quốc tế các tranh chấp này. Sau tiến trình đàm phán cam go, các thành viên ASEAN đã cùng Trung Quốc đạt được thỏa thuận về Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào năm 2002.

Đây không chỉ là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông, mà còn là bước đột phá trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc về vấn đề Biển Đông cũng như đưa ra những nguyên tắc cơ bản trong việc xử lý vấn đề này. Một trong những nội dung then chốt nhất của DOC là yêu cầu các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận phổ quát của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (Công ước UNCLOS 1982).

Tuy nhiên, Trung Quốc dù đã đặt bút ký kết vào DOC cùng với các quốc gia ASEAN cũng như tham gia Công ước UNCLOS 1982 lại luôn vi phạm nghiêm trọng chính những thỏa thuận mà mình đã trịnh trọng cam kết, “nói một đằng, làm một nẻo”. Sau khi đã dùng vũ lực để chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào các năm 1957, năm 1974, cưỡng chiếm một số bãi đá ngầm, rạn san hô trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào năm 1988 để bồi đắp, cải tạo trái phép những thực thể này thành các đảo nổi nhân tạo, xây dựng sân bay và căn cứ quân sự trên những đảo nổi phi pháp này, Trung Quốc sau khi ký DOC và trong quá trình thương lượng về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC, văn bản pháp lý có giá trị cao và ràng buộc hơn DOC), vẫn liên tiếp Trung Quốc sử dụng sức mạnh vũ lực để cưỡng chiếm trái phép các bãi đá, bãi ngầm, rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988; cưỡng chiếm bãi cạn Scarborough vốn do Philippines quản lý vào năm 2012. Mới đây nhất, từ tháng 7 tới nay, Trung Quốc leo lên nấc thang mới trong tham vọng đòi chủ quyền trên Biển Đông khi đưa tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 với sự hộ tống của nhiều tàu vũ trang cỡ lớn xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính.

Dù Trung Quốc ngụy biện, “đổi trắng thay đen” cách nào cũng không thể bác bỏ thực tế chính họ là một bên tham gia, ký kết vào những thỏa thuận, văn bản pháp lý liên quan tới việc xác định chủ quyền và phương thức giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, song lại tự mình vi phạm những gì đã cam kết, thỏa thuận. Trung Quốc càng leo lên nấc thang cao nhằm hiện thực hóa tham vọng đòi chủ quyền phi pháp trên Biển Đông càng tự cô lập mình trong khu vực và thế giới. Điều này thấy rất rõ trên thực tế qua những chỉ trích, lên án ngày càng mạnh mẽ trong khu vực và rộng khắp thế giới về việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, gây căng thẳng, đe dọa tự do hàng hải và hàng không cũng như hòa bình, an ninh và ổn định trên Biển Đông thời gian qua.

trung quoc tu co lap minh trong van de bien dong

Top tỉ phú bất động sản giàu nhất hành tinh: Tài sản biến động chóng mặt

Dù mất dần vị trí vào tay các tỉ phú công nghệ , nhóm tỉ phú đi lên từ bất động sản vẫn đang nắm ...

trung quoc tu co lap minh trong van de bien dong

Phó Thủ tướng đề nghị Trung Quốc không để tiếp diễn tình hình phức tạp trên biển

Hội đàm với Phó Thủ tướng TQ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ lập trường của Việt Nam về Biển Đông, đề nghị ...

trung quoc tu co lap minh trong van de bien dong

Trung Quốc cản trở tàu tiếp tế Philippines ở Biển Đông

Tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn ba tàu Philippines tiếp tế cho lực lượng đồn trú ở bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa ...

/ anninhthudo.vn