Theo hướng dẫn mới nhất, tại Hà Nội, người tham gia bảo hiểm y tế khi mắc các bệnh nhiễm trùng, ung thư, bệnh về máu, miễn dịch, nội tiết dinh dưỡng chuyển hóa, thai sản... có quyền được chuyển thẳng lên cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên
Hà Nội ban hành hướng dẫn mới về chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT
Liên ngành Sở Y tế - Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn số 3968/HD-YT-BHXH về việc chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT trên địa bàn thành phố.
Theo hướng dẫn mới này, người có thẻ BHYT được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, Thông tư số 14/2014/TT-BYT và Thông tư số 40/2015/TT-BYT của Bộ Y tế.
Cụ thể, có 3 hình thức chuyển tuyến, gồm: Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên; chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới; chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
Với chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên được thực hiện theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1.
Trong đó, tuyến 4 là những người đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại xã, phường, thị trấn và tương đươn; tuyến 3 tuyến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế huyện, quận, thị xã và tương đương; tuyến 2 là tuyến tỉnh và tương đương; tuyến 1 là tuyến trung ương và tương đương.
Đối với trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ theo quy định trước khi ra viện.
Đáng chú ý, tai hướng dẫn mới này chỉ rõ một số trường hợp người bệnh BHYT sẽ được chuyển thẳng lên tuyến trên mà vẫn được coi là đúng tuyến. Cụ thể, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn.
Cùng đó, người tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến 3 hoặc cơ sờ khám chữa bệnh tuyến 4 khi mắc các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, ung thư các loại, bệnh về máu, miễn dịch, nội tiết dinh dưỡng chuyển hóa, thai sản, hệ tuần hoàn, hô hấp... được chuyển thẳng lên cơ sở khám chữa bệnh tuyến 1 hoặc cơ sở khám chữa bệnh tuyến 2 là cơ sở y tế đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị bệnh.
Học sinh có phải bắt buộc mua bảo hiểm y tế theo trường? Theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, chỉ những học sinh chỉ thuộc đối tượng tham gia BHYT học sinh được ngân sách ... |
Đoàn liên ngành kiểm tra việc "gom bệnh nhân" trục lợi bảo hiểm y tế Đoàn liên ngành gồm hai cơ quan Sở Y tế Gia Lai và Bảo hiểm xã hội, nhằm kiểm tra và xử lý sai phạm ... |
Hai bệnh viện gom bệnh nhân khám từ thiện để trục lợi quỹ bảo hiểm y tế? Các bệnh viện mắt tư nhân tại Gia Lai đã gom bệnh nhân dưới hình thức khám "từ thiện, nhân đạo". Nhiều trường hợp được ... |
Thay thẻ bảo hiểm y tế giấy bằng điện tử từ tháng 1/2020 Thẻ bảo hiểm y tế điện tử được gắn chip để lưu giữ thông tin, nhận diện người bệnh bằng khuôn mặt. |