Để tránh tình trạng bị ép giá, các đơn vị truyền thông - truyền hình ở Việt Nam nên bắt tay với nhau để cùng mua bản quyền phát sóng trận đấu mở màn vòng sơ loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á 2022 giữa Thái Lan và Việt Nam vào ngày 5.9.2019.
Thái Lan (áo vàng) thua Việt Nam tại King's Cup 2019. Ảnh: Độc Lập |
Trên đây là ý kiến đề xuất của đại diện một đài truyền hình trong nước khi cuộc chiến bản quyền phát sóng các trận đấu của đội tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup 2022 sắp bước vào giai đoạn ganh đua quyết liệt.
Có sự khác biệt về việc sở hữu bản quyền phát sóng của các giải thể thao khác nhau. Các giải đấu lớn như giải bóng đá vô địch Đông Nam Á (AFF Cup) hay đại hội thể thao châu Á (ASIAD)…, bản quyền truyền hình tất cả các trận đấu hay toàn bộ các môn của giải thuộc về một đơn vị nhất định và đơn vị này sẽ bán lại trọn gói cho đối tác nào có nhu cầu. Ví dụ như bản quyền AFF Cup 2018 do một công ty Pháp sở hữu và sau thời gian đàm phán, Đài truyền hình Việt Nam đã mua thành công.
Còn đối với các trận đấu tại bảng G vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á, bản quyền phát sóng lại thuộc về Liên đoàn Bóng đá có đội tuyển thi đấu ở bảng G đó. Những trận mà Việt Nam được thi đấu trên sân nhà sẽ do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) sở hữu bản quyền.
Tương tự, những trận đấu mà Thái Lan, Malaysia, Indonesia, UAE khi thi đấu trên sân nhà, bản quyền truyền hình lại thuộc về Liên đoàn Bóng đá của các đội này. Các Liên đoàn sẽ chọn một đối tác để sang nhượng gói bản quyền với giá tiền có thể không giống nhau. Tại Việt Nam, được biết, VFF đã bán cho Next Media. Số tiền bao nhiêu chưa được tiết lộ nhưng chắn chắn không thấp.
Cuộc chiến giữa bóng đá Thái Lan và Việt Nam đang rất gay cấn. Ảnh: Độc Lập |
Hiện tại, 4 trận mà Việt Nam đấu trên sân nhà, gồm trận gặp Malaysia ngày 10.10.2019, gặp UAE ngày 14.11, gặp Thái lan ngày 19.11, gặp Indonesia ngày 4.6.2020, bản quyền truyền hình đã thuộc về Next Media. Đơn vị này sẽ nhượng quyền sản xuất cho một đài truyền hình (có thể là VTC hoặc VTV) nên người hâm mộ có thể thưởng thức qua tivi. Được biết việc “mua bán” này không phải trao tiền mặt lấy hàng mà đôi bên cùng thỏa thuận ăn chia doanh thu từ quảng cáo trước, trong và sau trận đấu.
Tuy nhiên, các trận Việt Nam đá trên sân khách, gồm trận gặp Thái Lan ngày 5.9, gặp Indonesia ngày 15.10, gặp Malaysia ngày 31.3.2020, gặp UAE ngày 9.6.2020, chưa một đơn vị nào mua được bản quyền.
Một lãnh đạo đài truyền hình Việt Nam (VTV) hôm qua cho hay: “Chúng tôi đang xúc tiến việc đàm phán mà trước mắt là đàm phán với một công ty truyền thông do Liên đoàn Bóng đá Thái Lan ủy quyền bán bản quyền trận Thái - Việt Nam, nhưng chưa thành công. Chúng tôi cũng đang tìm cách liên lạc với kênh bán bản quyền các trận khác khi Việt Nam thi đấu Malaysia, Indonesia, UEA ”.
Anh Đức hy vọng sẽ cùng tuyển Việt nam vượt qua Thái Lan ngay sân khách. Ảnh: Độc Lập |
Thời gian từ nay đến trận đấu Thái Lan - Việt Nam vẫn đủ cho các cuộc thỏa thuận về bản quyền. Tuy nhiên, một đơn vị truyền thông cho biết, tiền bản quyền rất đắt nên các đài không nên mua riêng lẻ mà cần liên kết với nhau để tránh bị phía đối tác Thái Lan ép giá.
Như vậy, khán giả Việt Nam vẫn đang phải hồi hộp chờ đợi, liệu mình có được theo dõi qua truyền hình trận “đại chiến” Thái Lan - Việt Nam vào ngày 5.9 hay không?
'Đại chiến' Việt Nam - Thái Lan ở World Cup 2022 mới là thước đo thực sự
Trận “đại chiến” với Việt Nam (VN) ở vòng sơ loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á sắp tới được người hâm ... |
Thái Lan lộ "vũ khí" đấu tuyển Việt Nam
Thái Lan của Akira Nishino lộ vũ khí đấu Việt Nam. HLV Akira Nishino xây dựng kế hoạch Thái Lan đấu tuyển Việt Nam ở ... |
Tuyển Việt Nam tái đấu Thái Lan, quên đi thắng may King"s Cup
Tuyển Việt Nam chiến thắng Thái Lan ngay trên đất Thái tại King's Cup nhưng tái đấu ở vòng loại World Cup 2022 là thách ... |