Chọn ACV mở rộng Tân Sơn Nhất: Có nhóm lợi ích khi Bộ GTVT làm trái kết luận Thủ tướng?

Dự án mở rộng CHK Tân Sơn Nhất đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, Thủ tướng Chính phủ cũng đang “nóng lòng” về tiến độ thực hiện, nhưng không hiểu vì lí do gì Bộ GTVT lại có những đề xuất khó hiểu, đi ngược lại với sự lựa chọn của Thủ tướng Chính phủ.

Tại buổi tọa đàm “Cách nào đẩy nhanh tiến độ mở rộng Tân Sơn Nhất?”, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ khẳng định: “Vai trò của ngành GTVT với sự phát triển của đất nước là đi trước mở đường. Bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, giao thông phải luôn phải đi trước để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng”.

Đáng lo ngại khi trái với những phát ngôn ấy, Thứ trưởng Lê Đình Thọ lại ký Quyết định 1942/QĐ-BGTVT, ban hành ngày 31.8.2018 đề xuất với Chính phủ giao cho Tổng công ty Hãng hàng không Việt Nam (ACV) thực hiện dự án này, bỏ qua những đề xuất của tư vấn Pháp ADP-I Engineering về việc xây dựng nhà ga T3 thành nhà ga lưỡng dụng mang tính an ninh quốc phòng cao, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước đó.

chon acv mo rong tan son nhat co nhom loi ich khi bo gtvt lam trai ket luan thu tuong

Phương án điều chỉnh quy hoạch CHK Tân Sơn Nhất.

Nên nhớ rằng, tư vấn ADP-I đã nghiên cứu, khảo sát và thiết kế từ nhà ga đến khu vực dịch vụ, bãi đỗ máy bay sân bây Tân Sơn Nhất. Để nâng cấp Cảng hàng không này đạt công suất 50 triệu hành khách trên mảnh đất 26ha (tăng 20 triệu khách so với hiện tại) mà tiết kiệm nguồn vốn đầu tư và tính hiệu quả của dự án.

Ngoài ra, ADP-I cũng đề xuất xây dựng nhà ga ở phía Nam (cạnh nhà ga hiện nay) để kết nối hai nhà ga, tận dụng hạ tầng, nhiều khu vực đất đã sẵn sàng bàn giao, khoảng cách giữa các nhà ga gần hơn, vận hành đơn giản hơn.

Phía Bắc, phần sân golf sẽ được giải phóng làm khu đỗ máy bay, ga hàng hóa, khu bảo dưỡng, sửa chữa máy bay. Sau khi đưa ra được những đánh giá tổng thể, Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ ngành, địa phương đã thống nhất phương án điều chỉnh quy hoạch mở rộng Tân Sơn Nhất mà ADP-I đề xuất thông qua văn bản số 142/TB-VPCP ngày 15/4/2018.

Theo ý kiến nhiều chuyên gia hàng không, việc xây dựng nhà ga lưỡng dụng là thực sự cần thiết bởi đây sẽ là nhà ga được sử dụng cho mục đích quốc phòng và dân dụng.

Khi có được nhà ga lưỡng dụng, đồng nghĩa với việc an toàn an ninh khi có sảnh riêng dành cho việc đón tiếp các lãnh đạo, nguyên thủ các nước và quan khách quan trọng tầm quốc gia tới TP.HCM, tính an ninh, an toàn rất cao. Đặc biệt, Nhà ga này vẫn được dùng cho cả dân dụng.

Đây cũng chính là quan điểm của Đại tá - Anh hùng phi công Từ Đễ (người đã từng nhiều năm đóng quân và thành viên quản lý sân bay Tân Sơn Nhất): “Quan điểm của tôi là Nhà nước hiện đang thiếu 2 vấn đề đó là kinh phí và tiến độ thực hiện dự án mở rộng nhà ga T3, Tân Sơn Nhất.

Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ, ngành đang ưu tiên thu hút đầu tư tư nhân, tiết kiệm nguồn lực nhà nước, tại sao Bộ GTVT chỉ là cơ quan quản lý, trọng tài lại can thiệp sâu vào các hợp đồng kinh tế. Tôi cho rằng điều đó không hợp lý đặc biệt trong bối cảnh ACV đã chuyển về Uỷ ban quản lý vốn nhà nước”.

Đại tá Từ Đễ cho hay: “Bộ Quốc phòng, hiện cũng đã đồng ý “giải phóng” vùng trời cho ngành hàng không dân dụng phát triển. Nhưng vẫn yêu cầu giữ một phần quân đội ở khu vực sân bay, mục đích bảo vệ sân bay cũng như vùng trời TP.HCM, vùng trời phía Nam và xử lý các tình huống cấp bách. Vì vậy, quy hoạch nào ở sân bay Tân Sơn Nhất đều phải tính đến yếu tố sân bay dùng chung, tức kết hợp kinh tế, quốc phòng…”.

Nhắc lại quyết định 1942 của Bộ GTVT do Thứ trưởng Lê Đình Thọ ký ban hành, Đại tá Từ Đễ cho rằng, trong quyết định của Bộ GTVT cũng đã xác định: Tân Sơn Nhất là sân bay hỗn hợp, dùng chung cả dân dụng và quân sự. Máy bay của các đơn vị không quân, các đơn vị của quân đội vẫn thường xuyên đi, đến hoạt động tại sân bay Tân Sơn nhất và thực hiện các nhiệm vụ bay quân sự khác. Đặc biệt, là nhiệm vụ bay Chuyên cơ quân sự, do đó tất yếu rất cần một nhà ga hàng không lưỡng dụng (sử dụng cho cả hàng không dân dụng và quân sự).

Đáng nói hơn là Thứ trưởng Lê Đình Thọ lại không giải thích được tại sao nhà ga hành khách T3 với công suất lên tới 20 triệu khách/năm lại bị “nén” vào khu đất chỉ rộng 16,37 ha, mà không phải khoảng 26 ha như tư vấn Pháp ADP-I đề xuất quy hoạch và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương?

Chính những vấn đề trên đã khiến cho dư luận đặt ra nhiều câu hỏi: Không hiểu với lí do gì?, Bộ GTVT lại đề xuất cho ACV thực hiện dự án mở rộng nhà ga T3 mà bỏ qua yếu tố lưỡng dụng, mang tính an ninh, quốc phòng cao như quan điểm mà Bộ này đã xác định trước đó. Tại sao Bộ GTVT lại có những quyết định khó hiểu vậy?”

Đồng quan điểm với Đại Tá Từ Đễ, TS. Nguyễn Thiện Tống (chuyên gia hàng không) cho biết: “Thủ tướng còn chưa chỉ định nhà đầu tư nào thực hiện dự án xây dựng nhà ga T3 tại sân bay Tân Sơn Nhất. Trong khi Bộ GTVT lại vội vã mặc nhiên như kiểu chỉ định thầu cho ACV là nhà đầu tư có trái luật không?

Để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ GTVT đã gạt bỏ kết luận của Thủ tướng thì liệu việc giao đất từ Bộ Quốc Phòng cho ACV để xây nhà ga cũng không dễ dàng như Bộ GTVT hình dung. Liệu có “lợi ích nhóm” khi Bộ GTVT làm trái kết luận của Thủ tướng không?”, TS. Thiện Tống phân tích.

TS. Thiện Tống cho biết: “Theo Điều 50 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, khu 16,37 ha đất quốc phòng ở vị trí dự kiến xây nhà ga hành khách T3 đầu tiên phải được Bộ Quốc phòng bàn giao cho UBND TP.HCM. ACV đã là công ty cổ phần, có vốn tư nhân và nước ngoài nên UBND TP.HCM buộc phải đấu giá, lựa chọn nhà đầu tư. Chắc gì ACV đã “trúng” khi hàng loạt nhà đầu tư cùng nhảy vào? Do đó, việc giao đất cho ACV là không hề đơn giản”.

chon acv mo rong tan son nhat co nhom loi ich khi bo gtvt lam trai ket luan thu tuong Mở rộng Tân Sơn Nhất: Không sợ thiếu tiền, chỉ lo thiếu cơ chế

Các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất đang lo lắng việc thiếu đồng bộ trong đầu tư nhà ga và ...

chon acv mo rong tan son nhat co nhom loi ich khi bo gtvt lam trai ket luan thu tuong Bộ GTVT không giao cho tư nhân làm nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ hoài nghi tiến độ chỉ 1 năm hoàn thành mà một số nhà đầu tư tư nhân đưa ...

chon acv mo rong tan son nhat co nhom loi ich khi bo gtvt lam trai ket luan thu tuong Bét bảng ở Việt Nam, Tân Sơn Nhất được thế giới đánh giá ra sao?

Không chỉ ở Việt Nam, Sân bay Tân Sơn Nhất bị xếp hạng thấp trên bảng xếp hạng sân bay quốc tế của một số ...