Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Lưỡng bại câu thương

Mặc dù chỉ trích lẫn nhau, Mỹ và Trung Quốc không muốn từ cuộc cãi vã thương mại kiểu "khẩu chiến" leo thang thành cuộc đối đầu nguy hiểm.

chien tranh thuong mai my trung luong bai cau thuong

Nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra đang lớn hơn bao giờ hết.

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ bằng cách thực thi ngay lập tức những chính sách bảo hộ kinh tế. Tuy nhiên, giới phân tích lo ngại, động thái áp mức thuế cao của Mỹ đối với các mặt hàng nhập khẩu pin mặt trời và máy giặt mới đây của Trung Quốc sẽ châm ngòi cho cuộc xung đột thương mại lớn giữa Washington và Bắc Kinh.

Hai bên cùng... thua

Tuần trước, giới chức thương mại Mỹ cho biết, Tổng thống Donald Trump đã phê chuẩn áp mức thuế cao đối với các mặt hàng nhập khẩu pin mặt trời và máy giặt để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Theo quyết định trên, mức thuế đối với máy giặt dân dụng lớn nhập khẩu lên đến 50% trong 3 năm và 30% đối với pin mặt trời trong 4 năm. Được biết, đây là hai mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của Trung Quốc sang bờ bên kia Thái Bình Dương.

Việc nhập khẩu máy giặt của Trung Quốc đã làm giảm đáng kể thị phần của các nhà sản xuất Mỹ trong vài năm qua. Trong khi các tấm pin mặt trời nhập khẩu của Trung Quốc với giá thành rẻ hơn 60% đã buộc hầu hết các nhà sản xuất Mỹ phải ngừng sản xuất, hoặc tuyên bố phá sản.

Trong những tuần gần đây ông Trump đã nhiều lần chỉ mặt gọi tên Trung Quốc và ngầm ám chỉ sắp sửa có những hành động cần thiết để răn đe nước này. Có lý do để nhà lãnh đạo Mỹ cảm thấy tức giận khi thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc - mà vào năm 2016 đã là một con số khổng lồ 347 tỷ USD - vẫn đang tăng dần theo từng tháng. “Không thể tiếp tục cho phép Trung Quốc bắt nạt đất nước chúng ta”, ông Trump phát biểu tại một cuộc mít tinh năm 2016.

Trong những tháng tới, ông Trump đang cân nhắc xem có nên đưa danh mục hàng nhập khẩu thép và nhôm Trung Quốc vào danh sách trừng phạt mới hay không. Cùng với đó, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross vừa tuyên bố, Nhà Trắng có dự định mở rộng quy mô cuộc chiến chống lại tình trạng đánh cắp sở hữu trí tuệ.

Nếu Mỹ tiếp tục leo thang hành động thương mại chống Trung Quốc, các chuyên gia cho rằng, không sớm thì muộn Bắc Kinh sẽ có hành động trả đũa và chiến tranh thương mại sẽ nổ ra. "Họ sẽ đáp trả và đáp trả một cách mạnh mẽ hơn", Scott Kennedy, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết.

Khi căng thẳng kinh tế giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng lên cao, một số thương hiệu nổi tiếng nhất của Mỹ - như Apple, Boeing và Intel sẽ trở thành nạn nhân. Trong đó hãng sản xuất máy bay Boeing sẽ có nguy cơ đầu tiên. Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, máy bay dân sự là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Mỹ sang quốc gia này.

Hồi năm 2016, tờ Global Times (Trung Quốc) từng kêu gọi chuyển đổi hợp đồng làm ăn sang Airbus trong trường hợp xung đột thương mại nổ ra với Mỹ. Đó sẽ là một mất mát rất lớn đối với Boeing, bởi trong những năm gần đây tập đoàn này từng có trong tay nhiều hợp đồng bán máy bay trị giá hàng chục tỷ đô la sang Trung Quốc.

Với vị thế là thị trường xe hơi lớn nhất thế giới, dự kiến vào năm 2022 Trung Quốc sẽ chiếm tới hơn một nửa doanh số bán xe trên toàn cầu. Do đó, giới phân tích đánh giá, chỉ cần lời kêu gọi dân chúng tẩy chay xe ô tô Mỹ từ Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ làm các nhà sản xuất lớn của Mỹ điêu đứng. Tinh thần dân tộc ở Trung Quốc là một yếu tố khó lường đối với các công ty nước ngoài. Mới đây, tập đoàn bán lẻ Hàn Quốc Lotte Mart là một ví dụ tương tự khi phải chịu tổn thất lớn ở Trung Quốc do bất đồng giữa Bắc Kinh và Seoul về vấn đề triển khai tên lửa THAAD.

Đòn trả đũa

chien tranh thuong mai my trung luong bai cau thuong

Trong quá khứ, Trung Quốc đã cho thấy, nước này sẵn sàng trả đũa thương mại nếu bị khiêu khích trước.

Về nông nghiệp, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mỹ sang Trung Quốc là đậu nành. Theo số liệu từ Panjiva, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2017 vừa qua đạt con số 22,5 tỷ USD, trong đó Trung Quốc là khách hàng lớn nhất, chiếm 13 tỷ USD. Nếu Trung Quốc quyết định nhắm mục tiêu đậu nành Mỹ để trả đũa và bắt đầu chuyển hướng nhập khẩu từ các nước khác, nó sẽ giáng một đòn mạnh đối với nông nghiệp Mỹ.

Trung Quốc cũng là một thị trường lớn đối với Apple. Khoảng 7% doanh thu của công ty sản xuất điện thoại thông minh iPhone là ở Trung Quốc đại lục, theo số liệu của FactSet. Con số này còn lên tới 19% nếu tính thêm cả thị trường Đài Loan và Hồng Kông. Các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc như Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi đang rất mong chờ sự sa sút của Apple ở đất nước tỷ dân và tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường quốc tế.

Trong quá khứ, Trung Quốc đã cho thấy,nước này sẵn sàng trả đũa thương mại nếu bị khiêu khích trước. Khi Tổng thống Barack Obama áp mức thuế 35% đối với lốp xe Trung Quốc vào năm 2009, Trung Quốc ngay lập tức áp đặt trừng phạt đối với gà nhập khẩu và xe hơi Mỹ.

Dẫu vậy, ra đòn trước đối thủ lớn như Mỹ cũng như một canh bạc. Nó có thể phản tác dụng đối với nền kinh tế Trung Quốc khi làm giảm sự cạnh tranh và đe dọa đến tình trạng việc làm. "Nếu họ tẩy chay Boeing, Airbus sẽ trở thành độc quyền và giá máy bay sẽ lên cao. Nếu họ tẩy chay Apple, những người lao động ở Trung Quốc sẽ mất việc", Michael Every, người đứng đầu phòng nghiên cứu thị trường tài chính khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Rabobank Group nói trên CNN.

Theo các chuyên gia, thực tế Trung Quốc không muốn có một cuộc cãi vã thương mại từ khẩu chiến leo thang thành một cuộc đối đầu nguy hiểm. Nếu một cuộc chiến thương mại giữa hai nước nổ ra, ảnh hưởng sẽ không chỉ gây ra với Bắc Kinh hay Washington mà còn lan rộng ra châu Á, nơi chuỗi cung ứng toàn cầu tập trung tại đây.

chien tranh thuong mai my trung luong bai cau thuong “Nền kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng nếu có chiến tranh thương mại”

Với động thái tăng thuế pin năng lượng mặt trời của Mỹ gần đây, nhiều người cho rằng, có khả năng sẽ xảy ra cuộc ...

chien tranh thuong mai my trung luong bai cau thuong Mỹ-Trung lên tiếng về lời kêu gọi thống nhất của Triều Tiên

Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố Washington có thể ủng hộ lời kêu gọi thống nhất trên bán đảo Triều Tiên, nhưng phi hạt nhân ...

chien tranh thuong mai my trung luong bai cau thuong Ba lý do có thể khiến quan hệ mặn nồng Mỹ-Trung chấm dứt

Sức ép từ giới chính trị, thay đổi về chính sách và con người có thể khiến Mỹ sớm đưa ra quan điểm cứng rắn ...

/ nguoiduatin.vn