Chỉ tiêu tắc 30 phút và cả tỷ USD thiệt hại vì ùn tắc

Chỉ tiêu “không để ùn tắc quá 30 phút” được đặt ra cho 2 TP lớn nhất nước là Hà Nội và TP HCM từ 2015. Tới 2018, một lần nữa “chỉ tiêu 30 phút” lại được nhắc lại. Giữa hai khoảng thời gian, ùn tắc đang đốt chẳng hạn của Hà Nội 12.800 tỷ đồng mỗi năm, chưa kể ô nhiễm môi trường.

chi tieu tac 30 phut va ca ty usd thiet hai vi un tac

Ùn tắc giao thông là "đặc sản" của Hà Nội.

Ngay trong sáng nay (4.1), tức là chỉ 48h sau khi “chỉ tiêu 30 phút” được nhắc lại, tại TP HCM, hàng ngàn phương tiện phải “chôn chân” ở đường Vành đai 2 (quận 2), tuyến đường nối liền với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Đại lộ Mai Chí Thọ và Xa lộ Hà Nội.

Còn tại Hà Nội, người dân thậm chí không thể nhúc nhích khi Cầu Đôi bắc qua sông Nhuệ, nằm trên tuyến đường Sa Đôi, điểm nối giao thông quan trọng giữa đường 70 và Đại lộ Thăng Long- tắc nghẽn ở mức độ nghiêm trọng.

Nhưng “sáng nay” chỉ là “sáng nay”, một điểm tiếp nối “chiều qua” và “chiều nay”, cho một tình trạng tắc thê thảm không gì cứu vãn nổi, và phạm vi, không chỉ là một vài điểm đen ùn tắc.

Đại biểu HĐND TP Hà Nội, ông Nguyễn Phi Thường có lần ước tính ùn tắc đang đốt mỗi năm 12.800 tỷ đồng. Còn TP HCM, con số thiệt hại lên đến 23.000 tỷ đồng, tức là ngót nghét 1 tỷ USD.

Nhưng thật đau, thiệt hại lại đơn thuần chỉ là những con số cho một tình trạng vô phương cứu chữa.

Vô phương, ở con số 8,7 triệu người với số lượng phương tiện khổng lồ: 6,2 triệu xe máy, hơn 600.000 ôtô, xe buýt, vận tải, chưa kể 1 triệu xe mang BKS ngoại tỉnh đang hoạt động trên địa bàn TP HCM. Vô phương, ở những kỷ lục con đường đắt nhất hành tinh đang liên tục bị phá ở Hà Nội.

Có nghĩa rằng, phương tiện thì luôn tăng, trong khi có thêm 1m2 đường lại là chuyện tiền, rất nhiều tiền. Cái giá cho một quy hoạch đô thị thiển cận.

Hạn chế phương tiện cá nhân là giải pháp duy nhất để giảm ùn tắc, để thực hiện “chỉ tiêu 30 phút”. Nhưng cũng rất rõ ràng, hạn chế phương tiện cá nhân phải song song với việc phát triển giao thông công cộng.

Hãy cứ nhìn tuyến đường sắt đô thị đầu tiên đang chình ình “án ngữ” thủ đô suốt 10 năm qua hay sự chết yểu của tuyến BRT để thấy mọi biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân chỉ là ngớ ngẩn nếu nó đơn thuần chỉ là cấm và cấm.

Đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông chậm tiến độ thêm 11 tháng. Các tòa nhà chung cư chọc trời tiếp tục mọc lên. Người, xe tăng theo tốc độ tên lửa. Xe bus nhanh chết yểu. Những con đường đắt nhất hành tinh liên tục bị phá kỷ lục. Các sở ban ngành chuyển khỏi nội đô vẫn giữ luôn trụ sở cũ. Những “người hùng cô đơn” thì thôi, không còn được “ra đường” để chiến dịch đòi lại vỉa hè thất bại thảm hại.

Hà Nội và TP HCM lấy gì ra để giảm ùn tắc đây?

chi tieu tac 30 phut va ca ty usd thiet hai vi un tac Ùn tắc giao thông ở Hà Nội, TP.HCM diễn ra thường xuyên, khó kiểm soát

Trong năm 2017, cả nước xảy ra gần 90 vụ ùn tắc giao thông lớn, kéo dài. Ùn ứ cục bộ xảy ra nhiều ở ...

chi tieu tac 30 phut va ca ty usd thiet hai vi un tac Nóng kẹt xe cuối năm ở TP.HCM

Thời điểm cuối năm tại TP.HCM, tình trạng kẹt xe gia tăng khiến người dân mệt mỏi. Đặc biệt, số điểm rào chắn để đào ...

/ Lao động