Được nhận kẹo, nhưng khách hàng không thấy "ngọt".
Lái xe trả tiền lẻ khi qua trạm thu phí: Vì đâu nên nỗi? |
Tài xế lại dùng đồng xu trả phí qua trạm BOT tuyến tránh Biên Hoà |
Nhân viên siêu thị có hỏi ý kiến khách hàng khi trả tiền thừa bằng kẹo? (Ảnh minh họa: Internet).
Đá: Bực ghê, già đầu rồi mà nó còn bắt mình xơi kẹo.
Đen: Gì mà căng…
Đá: Lần nào cũng thế, cứ ghé siêu thị mua đồ thì kiểu gì cũng có kẹo mang về.
Đen: Họ trả tiền thừa quy ra kẹo chứ gì. Càng ngọt giọng, khác gì đâu.
Đá: Tay tôi vẫn cầm kẹo đây này, ông mở ra xem có “mệnh giá” không.
Đen: Cũng vì khan hiếm tiền lẻ. Tôi còn chẳng nhớ trên tờ 500 đồng in hình địa danh nào.
Đá: Sao không ra mấy trạm BOT mà đổi. Có khi còn được cộng thêm chiết khấu.
Đen: Tính toán vừa thôi. Giàu gì mấy trăm đồng bạc.
Đá: Này, đừng coi thường tiền lẻ.
Đen: Thế cũng đừng chê bôi cái kẹo.
Đá: Buồn cười thật, tôi có nhu cầu mua kẹo đâu. Còn chẳng biết giá trị thật của chúng.
Đen: Thì cầm về cho cháu, cho bọn trẻ trong xóm. Càng được tiếng thảo thơm.
Đá: Không phải tôi khó tính. Nhưng làm thế là không tôn trọng khách hàng.
Đen: Đáng bao nhiêu đâu.
Đá: Mình tôi là con số nhỏ nhưng vài trăm, vài ngàn khách cộng lại là con số lớn đấy. Ở nước ngoài, vài xu họ cũng trả lại đầy đủ.
Đen: Lại so sánh. Nếp sống mỗi nơi mỗi khác.
Đá: Cái hay thì phải học chứ. Mà chẳng biết doanh nghiệp có quản lý việc này không.
Đen: Tưởng doanh thu bao nhiêu thì họ nắm được hết.
Đá: Kẹo có được tính vào hóa đơn đâu. Dù thực chất là tôi trả tiền lẻ mua nó.
Đen: Thế khoản lợi nhuận mà ông vừa tính đi đâu? Túi nhân viên siêu thị?
Đá: Đi đâu còn lâu mới biết.
Đen: Từ giờ ông thanh toán bằng thẻ ngân hàng đi, chính xác đến từng đồng lẻ. Nghe cho kỹ: Từng đồng nhé.
Đá: Có khi thế. Để tránh bị ép mua thứ hàng hóa mình không dùng đến.
http://www.nguoiduatin.vn/cai-keo-khong-co-loi-a339446.html