Cách chuyên gia FBI khai thác thông tin từ kẻ sát nhân hàng loạt

John Douglas thường phỏng vấn tội phạm vào ban đêm, dùng đèn bàn loại thấp để tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái.

Phục vụ nghiên cứu về tội phạm, John Douglas, một trong những chuyên gia lập hồ sơ tội phạm đầu tiên của FBI, đã phỏng vấn nhiều kẻ sát nhân hàng loạt khét tiếng tại Mỹ như Dennis Rader, John Wayne Gacy, David Berkowitz. Ông chia sẻ kỹ năng khai thác thông tin, đánh đòn tâm lý với những kẻ cứng đầu.

cach chuyen gia fbi khai thac thong tin tu ke sat nhan hang loat

John Douglas tiên phong trong phương pháp lập hồ sơ tội phạm của FBI.

Nắm chắc vụ án: Trước khi phỏng vấn, John đọc qua toàn bộ hồ sơ về đối tượng và nắm vững chi tiết vụ án. Trong những lần phỏng vấn đầu tiên, John cho biết có sử dụng máy ghi âm hoặc sổ để lưu lại nội dung cuộc trao đổi. Sau này, ông bỏ máy ghi âm và sổ ghi chép để có thể giao tiếp bằng mắt và tạo dựng niềm tin với kẻ sát nhân.

John giải thích rằng đối phương là những kẻ hoang tưởng, thường ngờ vực người khác và hệ thống nhà ngục. Chỉ cần ông cúi đầu xuống viết, chúng sẽ đặt ra hàng loạt nghi ngờ như "tại sao ông cần ghi âm hoặc ghi chép?", "ai sẽ được đọc chúng?"... và tỏ ra đề phòng.

Tạo môi trường thích hợp: John sắp xếp chọn môi trường phỏng vấn mở để khiến tên sát nhân thấy thoải mái và cho rằng hắn đang nắm thế chủ động. Thời gian phỏng vấn thường vào buổi đêm, đèn để bàn là loại đèn thấp nhằm tạo không khí dễ chịu, không căng thẳng. Nếu phỏng vấn kẻ bị hoang tưởng nặng, John thiết lập chỗ ngồi hướng ra cửa ra vào hoặc ngồi gần cửa sổ (nếu có) để hắn có thể nhìn ra ngoài và "thả hồn".

Một số kẻ sát nhân chọn cách ngồi lên thành ghế để có vị thế cao hơn John. Với những kẻ này, John coi như không có chuyện gì để tạo dựng lòng tin, nhưng vẫn kiên quyết thái độ "ông cứ ghét tôi nếu muốn, tôi sẽ tập trung khai thác thông tin từ ông".

Không coi đây là cuộc thẩm vấn: John luôn cố gắng để có cuộc trao đổi bình thường với kẻ phạm tội. Nếu bị chúng hỏi ngược lại về bản thân (về gia đình, công việc,...), John sẽ trả lời thành thật để tạo dựng lòng tin và khiến đối phương mở lòng với mình.

Nếu tên sát nhân định kéo cuộc phỏng vấn theo hướng khác, John sẽ nhẹ nhàng ngăn cản ý định của chúng. Ông có thể cười nói "Thôi nào, tôi biết hết chiến tích của ông rồi. Ông đang cố làm gì đây. Đừng lố như vậy".

Chú ý ngôn ngữ cơ thể: Khi đang phỏng vấn tội phạm, John không ngồi khoanh tay và thể hiện sự khó chịu. Ông nhấn mạnh cần để ngôn ngữ cơ thể thể hiện sự thả lỏng và thư thái như buổi hẹn hò.

Ngoài ra, John cũng tránh dùng những chữ như "giết, sát hại, và hiếp", đồng thời tránh đổ lỗi cho tên sát nhân vì một số kẻ thích đùn đẩy, không thừa nhận trách nhiệm với những hành động và lựa chọn sai lầm trong đời.

Cách tiếp cận trên giúp John khai thác được nhiều thông tin hữu ích. Chẳng hạn, Ed Kemper kẻ giết 10 người ở Mỹ (nạn nhân thường là phụ nữ), đã thú nhận với ông rằng với thủ đoạn tấp xe gần nạn nhân rồi nhìn vào đồng hồ đeo tay, hắn khiến con mồi nghĩ "có thể an toàn lên xe vì người này đang có hẹn, sẽ không làm hại mình".

Giữ thái độ bình thản: John cho biết không nên có thái độ đối đầu với kẻ giết người nếu muốn khai thác thông tin từ chúng. Dù phải đối mặt với những kẻ giết người man rợ, ông không bao giờ thách thức hoặc có thái độ tiêu cực.

Đôi khi, John chiều theo ý của kẻ sát nhân để đổi lấy sự hợp tác. Ví dụ, khi gặp mặt thủ lĩnh giáo phái giết người ở Mỹ Charles Manson, bị yêu cầu cho hắn chiếc kính râm đắt tiền để chứng minh với bạn tù mình là người "trên cơ" FBI, John bình thản thực hiện.

cach chuyen gia fbi khai thac thong tin tu ke sat nhan hang loat

Thủ lĩnh giáo phái giết người ở Mỹ Charles Manson (giữa).

Nói dối nếu cần: Đôi khi để khai thác thông tin, John nói với tên sát nhân rằng cuộc phỏng vấn này sẽ giúp hắn ghi điểm với giám thị nhà tù, từ đó gieo hy vọng ra tù vào đối phương, trong khi thực tế hoàn toàn ngược lại.

John đánh vào lòng tự kiêu của tên sát nhân, cho thấy hắn là "ngôi sao" trong nghiên cứu mà ông đang thực hiện. Đôi lúc ông sẽ vờ đồng cảm với kẻ giết người nhằm mục đích khai thác những thông tin quý giá có thể giúp ngăn chặn và phá án trong tương lai.

Với cách phỏng vấn trên, John Douglas đã thu thập được nhiều thông tin hữu ích cho lực lượng chức năng. Thông tin ông khai thác từ tên sát nhân hàng loạt Ted Bundy (khi ấy đã bị kết án) cũng giúp nhà chức trách tìm ra Gary Ridgway - kẻ giết 49 cô gái trong hai thập niên 1980-1990 ở bang Washington, Mỹ. Khi được John yêu cầu trợ giúp, Ted Bundy đoán kẻ giết người nhiều khả năng sẽ quay lại nơi vứt xác. Chi tiết này góp phần giúp nhà chức trách tóm gọn Gary Ridgway.

cach chuyen gia fbi khai thac thong tin tu ke sat nhan hang loat Nghị sĩ Mỹ yêu cầu FBI điều tra ứng dụng FaceApp

Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Mỹ cho rằng việc FaceApp là sản phẩm của công ty Nga có thể gây rủi ro an ...

cach chuyen gia fbi khai thac thong tin tu ke sat nhan hang loat Cách FBI 'đọc vị' đặc điểm sát thủ qua dấu vết hiện trường

Tại Mỹ, cơ quan cảnh sát địa phương thường sử dụng hồ sơ tội phạm do FBI cung cấp để áp dụng vào quá trình ...

cach chuyen gia fbi khai thac thong tin tu ke sat nhan hang loat Tổng thống Trump kêu gọi FBI điều tra lại vụ án kỳ quặc

Tổng thống Donald Trump ngày 28-3 kêu gọi Cục điều tra liên bang (FBI) và Bộ tư pháp Mỹ (DOJ) điều tra lại vụ án ...

cach chuyen gia fbi khai thac thong tin tu ke sat nhan hang loat Nghi phạm đột nhập sứ quán Triều Tiên ở Tây Ban Nha gửi thông tin cho FBI

Tòa án Tây Ban Nha cho biết thủ lĩnh nhóm vũ trang chống chính quyền Triều Tiên liên lạc với FBI để cung cấp thông ...

Quốc Đạt (Theo The Telegraph, Mental Floss, Crime Read)

/ https://vnexpress.net