- Truyền thông Syria tố Israel tấn công tên lửa gần Thủ đô Damascus
- Tổng thống Biden lệnh không kích mục tiêu Iran ở Syria
Lực lượng đặc nhiệm số 25 thường được biết đến với các tên gọi khá nổi tiếng trước đây như “Lực lượng Mãnh Hổ” hoặc “Hùm xám sa mạc”, đây là một đơn vị đặc nhiệm thuộc Quân đội Syria Arab (SAA). Trong tiếng Arab thì đơn vị này có tên là Quwwat al-Nimr. Họ đóng vai trò là đội quân xung kích của chính quyền Syria, thường xuyên có mặt trong mọi cuộc tấn công lớn mà SAA phát động.
Biệt đội Hùm xám sa mạc (gọi chung là Biệt Đội) được xem là “hàng nóng cho bất kỳ cuộc tấn công nào của chính phủ” bởi mức độ linh hoạt và đào tạo nâng cao của lực lượng này. Người chỉ huy Biệt Đội là ông Suheil al-Hassan, một trong những viên tướng tài năng nhất của SAA.
Thành lập
Biệt Đội được thành lập vào năm 2013 khi Đại tá Suheil al-Hassan được Bộ Tư lệnh chỉ huy trung ương lực lượng vũ trang Syria (SAFCC) giao trọng trách thành lập và chỉ huy một đơn vị đặc nhiệm có thể đóng vai trò tấn công. Trước năm 2019, Biệt Đội hoạt động theo sự điều động của Tình báo Không lực Syria (AFI) nhằm đảm bảo cho đơn vị có quyền tiếp cận với nguồn lực không quân hạn chế khi đó.
Kể từ khi được thành lập, Biệt Đội đã giành được một loạt chiến thắng trong cuộc Nội chiến Syria dưới tài thao lược của Suheil al-Hassan. Đáng chú ý nhất là việc Biệt Đội đã đóng một vai trò trọng yếu trong cuộc tấn công Aleppo năm 2016 khi cắt đứt nguồn cung hậu cần của phe kháng chiến. Biệt Đội cũng chịu trách nhiệm trong việc tái chiếm thành phố Palmyra từ các lực lượng Nhà nước Hồi giáo và Cận Đông (ISIL).
Năm 2019, sau khi giải ngũ một phần và cuộc tấn công Idlib, Biệt Đội được đổi sang tên mới là Lực lượng đặc nhiệm số 25 và được đặt dưới quyền của Bộ Tư lệnh trung ương của Quân đội Syria. Đã có những cáo buộc chiến tranh chống lại Biệt Đội, đáng chú ý như việc chiêu mộ lính trẻ con; việc phát hiện thủ cấp các xác chết bị chặt; Xử tử tù binh bị bắt sống ở Aleppo. Kể từ khi Nga can thiệp vào Syria năm 2015, đã có cáo buộc Biệt Đội và chỉ huy của họ hoạt động theo sự ủy quyền của người Nga do bởi trang thiết bị của Nga tương đối hiện đại cũng như có sự giám sát cao từ phía Nga. Giới chức và các lực lượng đặc nhiệm Nga thường xuyên xuất hiện trong Biệt Đội, góp phần nâng cao hiệu quả hiệu quả chiến đấu của lực lượng này.
Suheil al-Hassan là ai?
Suheil al-Hassan là chỉ huy kiêm nhà sáng lập Biệt Đội. Nhân vật này là một thành viên của cộng đồng dân tộc thiểu số Alawite của Syria, cũng như Bashar al-Assad. Suheil al-Hassan là một trong những chỉ huy tài năng nhất của SAA. Suheil được cho là đã từ chối thăng quân hàm Chuẩn tướng để có thể ở lại đơn vị mình, nhưng cuối cùng cũng được thăng hàm Thiếu tướng vào năm 2015.
Dù hư hay thực thì điều đó cũng nói lên rằng viên chỉ huy rất quan tâm đến hình ảnh của Biệt Đội, thường xuyên ủy lạo binh sĩ và tự thể hiện logo “Hổ” chính là ám chỉ chính mình: Hổ Chúa. Có một đoạn video quay cảnh Suheil trực tiếp điện đàm với bộ trưởng quốc phòng Syria yêu cầu cung cấp thêm đạn dược để Suheil cùng biệt đội của mình đang chiến đấu tại Idlib có thể vì nước quên thân, chính là tăng thêm huyền thoại cho Biệt Đội này.
Suheil al-Hassan bắt đầu sự nghiệp bằng cách huấn luyện lính dù trước khi gia nhập vào Tổng hành dinh tình báo không lực Syria (AFI). Dưới trướng AFI, Suheil chịu trách nhiệm xâm nhập và phá hủy các cơ sở của Al-Qaeda trong nội địa Syria. Vị chỉ huy nổi tiếng vì khả năng làm việc không ngơi tay.
Sau khi nội chiến bùng nổ, Suheil al-Hassan đã lãnh đạo các đơn vị đặc nhiệm Syria chống lại Mặt trận Al-Nusra cho đến năm 2013 khi ông hạ lệnh thành lập ra Biệt Đội. Kể từ đó Suheil cũng đứng đầu các chiến dịch chống lại thủ lĩnh mới của Mặt trận Al Nusra là Hayat Sham el-Tahir (viết tắt HTS). Các nhà phân tích tin rằng Suheil al-Hassan cực kỳ thích Nga và là nhà tài trợ cho Iran, điều này hoàn toàn trái ngược với lực lượng Vệ binh Cộng hòa của SAA do người em trai của ông Assad làm thủ lĩnh. Chính điều này đã gây nên những căng thẳng trong hàng ngũ khi mà Biệt Đội thường xuyên là bên chiến thắng.
Một việc khác rất đáng quan tâm đó là lực lượng Vệ binh cộng hòa dưới chế độ Assad buôn lậu ma túy. Có lời đồn rằng bản thân ông Assad cũng cảm thấy bị đe dọa bởi sự sùng bái cá nhân theo thời gian của Suheil và cho rằng Nga thích Suheil là bởi họ xem ông như một nhà lãnh đạo tiềm năng trong tương lai.
Thật vậy, các quan chức Nga thường hay đề xuất với phía Assad rằng nên thăng chức cho Suheil al-Hassan trở thành người đứng đầu SAA, do bởi lực lượng này có quá nhiều chỉ huy “ăn hối lộ” và bất tài nên nhuệ khí chiến đấu xuống thấp. Nhưng sự đề xuất đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ Vệ binh cộng hòa dưới quyền chỉ huy của Maher al-Assad và cả những người ủng hộ Iran của ông ta.
Xa hơn đã có những cáo buộc chống lại Suheil al-Hassan rằng vị chỉ huy này là người tàn bạo khi để cho Biệt Đội thường xuyên gây ra các tội ác chiến tranh, chẳng hạn như tra tấn người biểu tình trong các cuộc biểu tình năm 2011; Hoạt động tra tấn trong thời Suheil còn làm ở AFI; Xử tử binh sĩ khi họ khước từ bắn vào người biểu tình; Tước đoạt sinh mạng của 100 thường dân trong vụ thảm sát Darayya năm 2011.
Cấu trúc và vũ khí của biệt đội
Năm 2013 theo lệnh của AFI, Biệt Đội đã ra đời và có bản chất rất riêng. Với sự phụ thuộc mạnh vào những phần tử dân quân, lực lượng này đã phát triển và trở thành một trong những phần tử chiến đấu lớn nhất trên chiến trường Syria. Với xấp xỉ 24 nhóm chiến đấu trong tổng số 4.000 binh sĩ, mỗi nhóm lại được trang bị thiết giáp và pháo binh, các nhóm dân quân khác nhau cũng được tích hợp khi cần thiết.
Biệt Đội bao gồm 2 lữ đoàn bộ binh được trang bị đầy đủ cùng khả năng kêu gọi không quân Syria và Nga cùng hỗ trợ trên không. Các nguồn lực phong phú của AFI đồng nghĩa Biệt Đội được trả lương cao cùng sự hội nhập của các sĩ quan và tài sản Nga sau năm 2015 đã đóng góp vào sự thành công của lực lượng này.
Các tiểu đơn vị đáng chú ý của Biệt Đội có thể kể đến như: 1) Lực lượng báo bờm (Qawat al-Fahoud) là tiểu đội lớn nhất trong Biệt Đội, lực lượng đã tham gia vào cuộc vây hãm Aleppo; 2) Lực lượng báo đen, một tiểu đội lớn khác đã tham gia vào cuộc tấn công Palmyra năm 2016. 3) Nhóm Taha là một đơn vị tấn công được thành lập vào năm 2014, được chỉ huy bởi Ali Taha và có quân số vào khoảng 2500 người; 4) Lữ đoàn diều hâu Raqqa; 5) Trung đoàn Termah đóng ở Bắc Hama; 6) Nhóm Shaheen chiến đấu ở cả Palmyra và Aleppo. Nhóm này có nữ chỉ huy duy nhất trong Biệt Đội; 7) Diều hâu Shawaheen là một tiểu đội ưu tú.
Năm 2019, SAA buộc Biệt Đội phải thường xuyên thay đổi chỉ huy và tách họ ra khỏi AFI. Sự thay đổi này cũng làm đổi thay chóng vánh cấu trúc tổ chức của Biệt Đội trở thành Sư đoàn đặc nhiệm số 25. Sư đoàn này có 7 trung đoàn và đều do các sĩ quan truyền thống chỉ huy, một sự khác biệt rõ rệt so với bản chất ban đầu của nó.
Việc này xảy ra sau khi Bộ trưởng Tài chính Syria lên tiếng chỉ trích chế độ và đề nghị Suheil al-Hassan nên làm Tổng thống thay thế. Sự thay đổi đã làm bình thường hóa vai trò của Biệt Đội trong hoàn cảnh hậu chiến và khiến Nga có tầm ảnh hưởng lớn hơn đối với SAA. Nó khiến cho SAA và người Nga không có lực lượng phản ứng nhanh và họ đang cố gắng khắc phục.
Hiểu thế nào về vũ khí của Biệt Đội? Cuộc nội chiến Syria với đầy rẫy các nền tảng vũ khí khác nhau vì thế mà việc trang bị của các đơn vị có thể rất đa dạng. Tuy nhiên vì Biệt Đội là một phần của SAA nên trang bị khí giới là như nhau. Mối quan hệ thân cận với Nga cũng dẫn đến việc sử dụng những loại phương tiện mới hơn so với phần còn lại của quân đội Syria. Thêm nữa do bản chất của Biệt Đội nên họ chỉ sử dụng các loại vũ khí mang tính cá nhân hơn.
Phần lớn các loại vũ khí được Biệt Đội sử dụng là những thành viên khác nhau của họ AK, song chủ yếu là dùng loại AK-74M. Ngoài ra còn dùng các loại vũ khí cỡ nhỏ có thể kể ra như sau: súng máy PKP, mẫu súng máy dùng phổ biến nhất tại Syria đến thời điểm này; súng máy RPK; súng phóng lựu GP-25 được gắn vào các mẫu AK; súng phóng lựu AGS 30 Atlan; Các loại súng chống tăng RPG 7, 18 và 22, trong đó các mẫu 18 và 22 tương đương với các loại súng chống tăng hạng nhẹ M72 LAW của Mỹ.
Các loại súng trường M16A2 do Biệt Đội thu được như là một chiến lợi phẩm; Các biến thể súng AK-104/105 dùng trong các đơn vị đặc nhiệm như Biệt Đội; Loại súng trường thiện xạ VKS-94 Marksman đang được dùng trong đặc nhiệm Syria; Súng trường kháng vật chất Golan S-01; Súng lục MP-446 Viking, súng do người Nga cung cấp và được sử dụng bởi Sư đoàn lực lượng phái bộ 25.
Về phương tiện. Do mối quan hệ chặt chẽ với Nga mà các phương tiện được Biệt Đội sử dụng đều chất lượng tốt hơn so với phần còn lại của SAA, chúng bao gồm: Loại tăng chiến đấu chủ lực T-90 mà Biệt Đội là đơn vị đầu tiên trong SAA triển khai các loại tăng T-90 do mối quan hệ thân cận của họ với Nga; Phương tiện chiến thuật đa nhiệm Iveco LMV được cung cấp bởi các lực lượng Nga; Xe bọc thép GAZ-2975 Tigr, Biệt Đội đã tuyển chọn loại phương tiện bộ binh này từ các nhà cung cấp Nga; Nhiều loại xe chiến đấu bộ binh khác nhau.
Các chiến dịch nổi tiếng
Kể từ năm 2013, Biệt Đội dưới sự chỉ huy của Suheil al-Hassan đã tham gia vào hầu hết các trận đánh lớn trong suốt thời kỳ nội chiến. Cùng với sự liên thủ của Không lực Syria và Nga đã khiến Biệt Đội luôn giữ vai trò xung kích. Những chiến dịch nổi tiếng của Biệt Đội có thể kể đến như Trận đánh Aleppo. Trận này kéo dài từ năm 2012 đến năm 2016 và là một trong những trận chiến đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh Syria.
Dưới sự chỉ huy của đại tá Suheil al-Hassan, Biệt Đội đã tiến hành giải vây cho quân SAA trong năm 2014 tại nhà tù trung tâm nơi bị vây hãm suốt hơn một năm. Chiến thắng này đã cắt đứt đường tiếp tế hậu cần cho phe nổi dậy và là một chiến thắng biểu tượng cho các lực lượng của chế độ Assad. Một hoạt động nổi tiếng khác của Biệt Đội là chiến dịch giải vây sân bay Kuweires. Việc phá vỡ hoạt động vây hãm sân bay Kuweires (từ tháng 10/2015 đến tháng 11/2015) là một trong những chiến công vĩ đại nhất của Biệt Đội lập được trong chiến tranh.
Sân bay Kuweires nằm ở phía Đông thành phố Aleppo đã bị quây hãm bởi phe nổi dậy Nhà nước Hồi giáo kể từ năm 2013 trước khi Biệt Đội đến đó trong năm 2015. Biệt Đội dưới sự chỉ huy của đại tá Suheil al-Hassan đã quét sạch lực lượng chiến binh ISIL khắp các làng mạc dẫn đến việc phá vỡ vòng vây. Suheil al-Hassan đã được đích thân Tổng thống Bashar al-Assad chúc mừng chiến thắng.
Một hoạt động khác cũng nổi tiếng không kém là Chiến dịch Thép Damascus. Đây là một trận đánh lớn của SAA khởi động trong năm 2018 nhằm chiếm giữ Đông Ghouta, đây là một cụm các thị trấn vốn là thành trì chính của phe nổi dậy ở Syria. Việc chiếm giữ Ghouta là chiến thắng quan trọng nhất đối với chế độ Syria kể từ sau khi tái chiếm Aleppo năm 2016. Trong trận đánh này, dưới sự chỉ huy của Suheil al-Hassan, Biệt Đội đã tiến sâu về phía Nam Ghouta để chặt đứt đường rút lui của quân nổi dậy.
https://antg.cand.com.vn/Ho-so-mat/biet-doi-hum-xam-sa-mac-cua-syria-i677310/