Biên soạn sách giáo khoa - bàn chuyện độc quyền

Giám đốc Sở GDĐT TP.Hồ Chí Minh Lê Hồng Sơn trả lời đại biểu tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 6, HĐND sáng 6.12 về biên soạn sách giáo khoa rằng, sau khi biên soạn xong, bộ sách sẽ được trình lên Bộ GDĐT để bộ phê duyệt trước rồi mới thực hiện, tất nhiên phải hoàn tất trước khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

bien soan sach giao khoa ban chuyen doc quyen

Sau khi bộ phê duyệt, sở sẽ thực hiện dạy thực nghiệm bộ sách này vào năm 2019 để đánh giá, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa trước khi ban hành chính thức.

Nghe qua thấy hay, bởi vì có thêm một bộ sách giáo khoa, xóa bỏ độc quyền sách giáo khoa như mong ước của thầy cô, phụ huynh và học sinh. Nhưng nghĩ lại thấy không ổn.

Như vậy, nếu Hà Nội, Huế, Đà Nẵng cũng xuất bản một bộ và áp đặt các trường trên địa bàn sử dụng thì cũng là ông Nhà nước độc quyền, nhưng thay vì ông Trung ương, thì nay là ông địa phương. Và theo mô hình mới này là sách giáo khoa được phân theo địa giới hành chính.

Xóa bỏ độc quyền biên soạn và xuất bản sách giáo khoa tất nhiên phải làm, nhưng xin thưa, đừng chuyển từ độc quyền ở chỗ này sang độc quyền chỗ khác, cuối cùng rồi cũng là ông độc quyền. Phụ huynh học sinh phải mua sản phẩm bắt buộc, không phải tự do lựa chọn. Lâu nay, Bộ GDĐT độc quyền, nay Sở GDĐT TPHCM tổ chức thực hiện biên soạn và xuất bản một bộ sách giáo khoa, rồi áp đặt các trường trên địa bàn thành phố sử dụng bộ sách đó, thì cũng chẳng khác gì độc quyền.

Đã quyết tâm phá độc quyền là phá luôn, Bộ GDĐT có chủ trương và chính sách cho phép mọi cá nhân, tổ chức có quyền biên soạn sách giáo khoa, trên cơ sở chương trình khung của Bộ ban hành. Sở GDĐT TPHCM hoặc bất cứ Sở GDĐT của địa phương nào cũng có thể tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa, nhưng không được bắt buộc các trường phải mua.

Hãy xã hội hóa biên soạn và xuất bản sách giáo khoa, các cá nhân và tổ chức khác cũng có quyền biên soạn sách giáo khoa và phát hành toàn quốc, cạnh tranh bình đẳng, công bằng. Bộ sách nào có chất lượng về nội dung, hình thức và giá thành hợp lý, sẽ được các trường, phụ huynh và học sinh lựa chọn.

Đến bây giờ mà còn có ý kiến muốn độc quyền sách giáo khoa, cho rằng tự do biên soạn sách giáo khoa là “nhạy cảm” thì quá lạc hậu.

Chỉ có một lực cản duy nhất đối với việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, đó là lợi ích nhóm. Nói thẳng vậy đi.

bien soan sach giao khoa ban chuyen doc quyen Giáo viên mệt mỏi vì trong lớp có 2 loại sách giáo khoa khác nhau

Một giáo viên ở Thái Nguyên bày tỏ sự mệt mỏi vì trong lớp có 2 loại sách giáo khoa khác nhau

bien soan sach giao khoa ban chuyen doc quyen Lùi 2 năm để biên soạn sách giáo khoa mới

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, kéo dài thêm ...

/ Lao động