Bị cáo tự tử sau khi bị toà tuyên án: Vụ thứ 2 xảy ra ở tỉnh Bình Phước

Tại tỉnh Bình Phước, tính tới nay đã có 2 người phải chọn cái chết sau khi hội đồng xét xử tuyên án. Điều trùng hợp đó là ông Lê Viết Hòa - Thẩm phán Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Phước là người tham gia xét xử vụ án cũ nói trên và cũng là người tham gia Hội đồng Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự mà ông Phước sau khi bị tuyên án đã tự tử. Vậy thẩm phán tham gia xét xử nói gì về điều này?

Ngày 30.5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước tổ chức thông tin việc ông Lương Hữu Phước (55 tuổi, thường trú tại thành phố Đồng Xoài, Bình Phước) nhảy lầu tự tử sau khi hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên án.

bi cao tu tu sau khi bi toa tuyen an vu thu 2 xay ra o tinh binh phuoc
Buổi họp báo. Ảnh: Đình Trọng

Vì sao không khởi tố Lâm Tươi mà lại là ông Phước?

Đây là vụ án xuất phát từ vụ tai nạn giao thông ngày 15.1.2017 tại phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài. Khi đó, bị cáo Phước là người điều khiển xe máy chở ông Trần Hữu Quý về nhà. Khi đang sang đường thì xảy ra tai nạn với xe máy của anh Lâm Tươi (sinh năm 1997). Cú tông khiến ông Phước và ông Quý bị thương nhập viện, nhưng sau đó ông Quý tử vong.

Tại buổi họp báo, phóng viên đặt ra câu hỏi: Lâm Tươi không có bằng lái xe và uống rượu, nồng độ cồn là 0,57mlg/lít khí thở. Vậy tại sao không khởi tố bị cáo này?

bi cao tu tu sau khi bi toa tuyen an vu thu 2 xay ra o tinh binh phuoc
Bà Lê Hồng Hạnh trả lời các câu hỏi tại buổi họp báo. Ảnh: Đình Trọng

Thẩm phán Lê Hồng Hạnh - thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử bị cáo Phước cho rằng, kết quả điều tra lại đã xác định điểm đụng, phần bánh trước của xe Lâm Tươi đâm, tông vào điểm bugi xe máy của bị cáo Phước.
Đây là thông tin rất quan trọng để cho Hội đồng xét xử xem xét, phối hợp đánh giá chứng cứ cùng với biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ án giao thông này.

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có 4 yếu tố cấu thành tội phạm. Trong đó có yếu tố quan trọng nhất đó là yếu tố lỗi. Lỗi ở đây chúng ta phải xác định đó là lỗi trực tiếp gây nên cái chết cho nạn nhân.

Và qua điều tra, tiến hành tất cả các thủ tục của Bộ luật Hình sự cho phép thì chúng tôi đã xác định được yếu tố lỗi ở đây đó là phía bị cáo đã qua đường nhưng không quan sát và điều này vi phạm vào khoản 2 điều 15 của Luật giao thông đường bộ.

Đó là việc qua đường phải quan sát. Việc ưu tiên đầu tiên là ưu tiên cho người lưu thông trên chiều đi của họ. Khi quan sát không còn thấy việc sang đường sẽ nguy hiểm thì mới được phép qua đường. Lúc đấy bị cáo tại phiên toà thì cứ cho rằng có quan sát, nhưng tất cả những lời trình bày của bị cáo và anh Lâm Tươi và người có mặt tại hiện trường thì họ trình bày rằng đây là đoạn đường thẳng, tầm nhìn không bị che khuất.

bi cao tu tu sau khi bi toa tuyen an vu thu 2 xay ra o tinh binh phuoc
TAND Bình Phước cho rằng sự việc ông Phước tự tử là điều không ai mong muốn. Ảnh: Đình Trọng

Vậy nếu bị cáo đã quan sát kỹ thì không thể có việc anh Lâm Tươi ở đâu đó nhảy ra va chạm vào tai nạn giao thông này được. "Tôi nhấn mạnh lại, theo các yếu tố cấu thành tội phạm của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” thì lỗi ở đây phải là lỗi trực tiếp"- bà Hạnh nói.

Về trách nhiệm của Lâm Tươi trong vụ tai nạn, theo thẩm phán Lê Hồng Hạnh, người này đã bị xử phạt hành chính về hành vi lái xe không có giấy phép và vi phạm nồng độ cồn.

Thẩm phán nói gì khi 2 người tự tử sau khi tòa tuyên án

Đây không phải là lần đâu tiên xảy ra việc bị cáo tự tử sau khi hội đồng xét xử tuyên án.
Năm 2015, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm vụ “Tranh chấp quyền sử dụng đất”. Hội đồng xét xử phiên phúc thẩm đã tuyên không chấp nhận đơn kháng cáo của ông Võ Chánh. Sau đó ông Võ Chánh đã về nhà tự tử bằng cách dùng dao đâm vào người mình.

bi cao tu tu sau khi bi toa tuyen an vu thu 2 xay ra o tinh binh phuoc
Thẩm phán Hòa tại buổi họp báo. Ảnh: Đình Trọng

Điều trùng hợp đó là ông Lê Viết Hòa - Thẩm phán Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Phước là người tham gia xét xử vụ án cũ nói trên và cũng là người tham gia Hội đồng Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự mà ông Phước sau khi bị tuyên án đã tự tử.

Kết thúc buổi họp báo, các phóng viên đã đặt câu hỏi về sự trùng hợp này thì thẩm phán Hòa có suy nghĩ gì?
Thẩm phán Hòa trả lời, việc bị cáo Phước tự tử, về nguyên nhân, động cơ như thế nào thì cơ quan công an đang điều tra làm rõ. Việc này nên chờ kết quả của cơ quan công an mới đánh giá được.

Về góc độ nhận định quan điểm cá nhân, thẩm phán Hòa nói "Nếu như tôi có sai sót gì thì dứt khoát phải khắc phục sửa chữa càng sớm càng tốt".

Phóng viên hỏi, tại phiên toà, thẩm phán có giải thích cho bị cáo hiểu có lỗi gì không? Thẩm phán Hòa nói, chúng tôi đã giải thích rõ yếu tố lỗi, "tất cả những gì mà giải thích được tại phiên tòa thì chúng tôi đều giải thích. Ví dụ như giải thích cho bị cáo biết là theo như các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ thì bị cáo có lỗi gì không"- thẩm phán Hòa nói.

bi cao tu tu sau khi bi toa tuyen an vu thu 2 xay ra o tinh binh phuoc
Bà Thủy - Chánh án TAND tỉnh Bình Phước. Ảnh: Đình Trọng

Phóng viên hỏi thái độ của bị cáo như thế nào? Thẩm phán Hòa nói "rất bình thường". Vậy tại sao sau phiên tòa bị cáo lại tự tử? Thẩm phán Hòa nói "đây là một cái mà công an đang xem xét". Lúc này bà Phạm Thị Bích Thủy - Chánh án Tòa án Nhân tỉnh Bình Phước bước đến nói "Cảm ơn các anh chị báo chí rất nhiều, một vụ không ai mong muốn đúng không"? Thẩm phán Hòa đi ra ngoài. Bà Thủy nói thêm: 2 vụ án này hoàn toàn khác nhau. Vụ án được xét xử theo trình tự.

bi cao tu tu sau khi bi toa tuyen an vu thu 2 xay ra o tinh binh phuoc
Vị trí bị cáo Phước bỏ dép tự tử. Ảnh: Đình Trọng

 

ĐÌNH TRỌNG

bi cao tu tu sau khi bi toa tuyen an vu thu 2 xay ra o tinh binh phuoc Điều tra vụ người đàn ông tử vong ở sân tòa, nghi nhảy lầu tự tử

Bước đầu xác định ông Phước đã uống thuốc trừ sâu, sau đó lên lầu 2 TAND tỉnh Bình Phước nhảy xuống đất tử vong.

/ laodong.vn