Bệnh tay chân miệng tăng đột biến: Cách đề phòng giảm nguy cơ lây lan bệnh

Tại TP.HCM, bệnh nhi nhập viện điều trị tay chân miệng tăng nhanh trong những ngày gần đây. Do đó, cha mẹ cần có các biện pháp phòng tránh cho trẻ để không bị lây bệnh.

Theo báo Gia đình mới, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho hay, những ngày gần đây, số lượng bệnh nhi mắc tay chân miệng nhập viện rất nhiều, ngày nhiều nhất lên đến gần 80 ca.

Hiện tại khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đang có khoảng hơn 200 bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị nội trú. Trong khi đó, khoa chỉ có 150 giường bệnh nên phải kê thêm giường ở khu khác để tiếp nhận bệnh nhi.

Hiện, toàn TP.HCM đã có hơn 3 nghìn trường hợp mắc. Theo các chuyên gia y tế, đây là thời điểm bệnh tay chân miệng gia tăng nhanh, nếu không kiểm soát chặt chẽ nguy cơ lây lan bệnh cho cộng đồng sẽ rất lớn.

Còn tại Hà Nội, trong tuần qua cũng ghi nhận 46 trường hợp mắc tay chân miệng. Như vậy, từ đầu năm đến nay, thành phố Hà Nội đã có 1.586 trường hợp mắc tay chân miệng rải rác tại các xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã.

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. Bệnh nhân nên uống nhiều nước và có thể được điều trị triệu chứng để giảm sốt và giảm đau từ vết loét, phòng biến chứng.

benh tay chan mieng tang dot bien cach de phong giam nguy co lay lan benh
Các ca bệnh tay chân miệng tăng đột biến.

Cách phòng bệnh tay chân miệng

Theo báo Sức khỏe và đời sống, cho đến nay, chưa có vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng. Nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể được giảm thiểu bằng việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh.

Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước;

Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường;

Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng...) với trẻ em bị bệnh tay chân miệng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh;

Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn;

Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo;

Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho;

Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách;

Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.

Phong Linh (tổng hợp)

benh tay chan mieng tang dot bien cach de phong giam nguy co lay lan benh Ba dấu hiệu nặng của trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Quấy khóc khác thường, sốt cao không hạ và giật mình là triệu chứng rất sớm báo hiệu nguy cơ bệnh tay chân miệng có ...

benh tay chan mieng tang dot bien cach de phong giam nguy co lay lan benh Nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần theo dõi những dấu hiệu sớm để kịp xử trí

Những ngày gần đây các trường hợp nhập viện do mắc tay-chân-miệng ngày càng gia tăng. Những dấu hiệu ban đầu của bệnh là sốt, ...

benh tay chan mieng tang dot bien cach de phong giam nguy co lay lan benh Bệnh tay chân miệng vào mùa, đe dọa trẻ em!

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi ( rất ít thấy ...

/ nguoiduatin.vn