Triệu chứng của đau xương phát triển (còn gọi là đau xương tăng trưởng) có thể từ đau nhẹ gây cảm giác khó chịu thoáng qua đến đau dữ dội.
Đau xương phát triển được đặc trưng bởi tình trạng:
+ Cơn đau thường xảy ra ở các cơ, mặt trước của đùi, đau trong bắp chân, sau gối.
+ Trẻ thường đau vào buổi tối (sau một ngày hoạt động).
+ Cơn đau kéo dài trong vài ngày, ít lâu lại tái lại.
Đau xương phát triển ảnh hưởng đến khoảng 25% đến 40% trẻ em sau 3 tuổi hoặc có thể ở cả tuổi dậy thì. Nhìn chung, tình trạng này thường rõ nhất trong hai giai đoạn: Trẻ nhỏ từ 3 đến 5 tuổi và trẻ lớn từ 8 đến 12 tuổi - là những giai đoạn tiền đề cho sự phát triển chiều cao.
Thứ nhất: Do cơ thể phát triển nhanh hơn so với lứa tuổi, hệ xương và cơ không phát triển cùng nhịp, các đầu bám gân, xương chưa chắc chắn. Cụ thể là hệ xương phát triển quá nhanh làm hệ cơ phát triển không “theo kịp”, xương dài ra nhưng các sợi dây cơ chạy dọc theo ống xương không dài bằng nên bị kéo căng ra gây đau bắp, bụng chân, tay hay còn gọi là đau cơ. Trẻ thường nhức mỏi vào ban đêm vì đó là thời điểm xương phát triển nhanh nhất.
Thứ hai: Vì trẻ trong giai đoạn phát triển rất nhanh, đặc biệt là hệ xương, trong khi các dưỡng chất xây dựng khung xương không được đáp ứng kịp thời như vitamin K2, canxi, vitamin D... Canxi đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành xương, răng, sự đông máu, hoạt động truyền tín hiệu của tế bào thần kinh và sự co cơ. Do vậy, khi thiếu bất cứ một loại vi chất nào trong bộ ba này sẽ gây rối loạn co cơ dẫn đến đau cơ khớp, trẻ thường xuyên đau nhức ở cánh tay, cẳng chân, khi ngủ bứt rứt không yên.
Cách xử lý khi trẻ bị đau xương phát triển
Đau xương phát triển là dấu hiệu thường gặp ở các trẻ báo động tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, không đáp ứng được nhu cầu phát triển rất nhanh của hệ xương. Vì vậy, bên cạnh những biện pháp hạn chế nô đùa quá sức, xoa bóp chườm để giảm đau thì bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và kịp thời là yếu tố điều trị quan trọng nhất.
Trẻ ở độ tuổi đau xương phát triển (3-5 tuổi và 8-12 tuổi) cần được ăn uống đầy đủ cân đối 4 nhóm thực phẩm (tinh bột, protein, lipid và chất xơ) đồng thời chú trọng vào những thực phẩm được bổ sung phối hợp vitamin K2 + canxi + vitamin D để tăng hiệu quả hấp thu canxi vào xương. Sữa, cá kho nhừ, tôm, cua, rau lá xanh là những thực phẩm giàu canxi. Vitamin K2 có trong những thực phẩm lên men như món natto Nhật Bản hoặc có trong gan động vật.
Vừa qua, Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp với công ty cổ phần sữa quốc tế IDP đã phát triển Sữa uống dinh dưỡng “Lif Kun cao lớn”, với công thức bổ sung phối hợp vitamin K2+vitamin D+canxi giúp trẻ cao lớn tối ưu. Vitamin D sẽ giúp tăng cường hấp thu canxi tại ruột, trong khi vitamin K2 giúp dẫn canxi chính xác vào xương, từ đó hỗ trợ trẻ tăng trưởng chiều cao.
Năm 2030 chiều cao người Việt dự kiến tăng thêm 4 cm
Trong hơn thập kỷ tới, Việt Nam phấn đấu đưa chiều cao của nam 18 tuổi đạt 168,5 cm và nữ 157,5 cm, tăng 4 ... |
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu sống một năm trên vũ trụ?
Sống một năm trong môi trường không trọng lực, chiều cao có thể tăng 3%, thị lực và mật độ xương giảm, nguy cơ ung ... |