Bạo lực học đường: Giáo viên ơi, đừng vì thỏa mãn “cái tôi”

Sau 1 tuần bị nghỉ học để “ổn định tinh thần”, làm rõ hành vi xúc phạm, bóp cổ cô giáo, ngày 9.3 em N.V.M.T (HS lớp 8 trường THCS Tân Thạch, H.Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã đi học trở lại.

bao luc hoc duong giao vien oi dung vi thoa man cai toi

Chia sẻ

Sự việc 3 giáo viên bạo hành trẻ tại một trường mầm non tư thục ở Quảng Bình năm 2015 gây phẫn nộ dư luận.

Cô giáo N khi đang trong giờ dạy thì phát hiện một học sinh nữ lấy sách vở môn khác ra học. Cô N nhắc nhở nhiều lần không nghe nên đã thu vở của nữ sinh trên. T. ngồi phía sau liền văng tục với cô giáo và giật lại quyển vở, bóp cổ cô N. Chỉ đến khi các HS khác lao vào can ngăn, cô N mới được giải thoát.

Đọc đến đây, ai cũng ngỡ ngàng vì cứ tưởng là ở trong phim hoặc trong một tình huống giả định ở các trường đào tạo sư phạm.

Lấy điện thoại gọi hỏi những người bạn đang làm giáo viên, họ đều cho rằng khi đang là sinh viên, không được đào tạo kỹ các kỹ năng trong các tình huống cụ thể như vậy cả. Vậy phải làm sao?

Câu trả lời đơn giản nhất là phải làm sao đừng để cho tình huống đó xảy ra.

Dư luận đang xôn xao chuyện cô giáo phạt học sinh quỳ gối bị phụ huynh phản ứng, nay lại thêm chuyện này. Học sinh hư đồng nghĩa với việc giáo dục đã thất bại. Nhưng người chịu trách nhiệm đầu tiên không ai khác chính là giáo viên và gia đình học sinh.

Thực tế việc trừng phạt thân thể của giáo viên áp dụng với học sinh vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức nhằm thỏa mãn “cái tôi” cá nhân của giáo viên như đánh, bắt quỳ gối, nạt, đuổi ra khỏi lớp… Đây chính là một sai lầm và là một trong những lý do khiến bạo lực học đường có dấu hiệu gia tăng.

Vì vậy hãy đặt niềm tin vào học sinh, xử lý sai phạm một cách rõ ràng, dứt khoát nhưng phải có sự động viên, khuyến khích. Giúp cho học sinh hướng tới những điều lạc quan tích cực trên quan điểm nhân văn, giáo dục.

TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, người sáng lập Trường Đinh Tiên Hoàng - luôn có quan điểm giáo dục rất nhân văn, đó là những học sinh lưu ban, yếu kém, bị đuổi từ các nơi khác chuyển về là những học sinh đặc biệt, chứ không phải diện hư hỏng, bỏ đi. Các em không phải "đối tượng không giáo dục được", mà chỉ là những học sinh cần được giúp đỡ.

Tại các nước tiên tiến, học sinh từ nhỏ đều phải học qua các lớp Humanities - tức là học làm người, nhà trường dạy học sinh về giá trị sống. Một môi trường giáo dục tốt nhất chưa phải là nơi dạy học sinh có kiến thức giỏi, mà là nơi khiến những học sinh chưa ngoan biết thay đổi, biết sống có ý nghĩa.

Trở lại câu chuyện của em T., vấn đề bây giờ không phải là chuyện xử lý sai phạm, mà hãy làm sao để em T nhìn nhận được cái sai và biết thay đổi. Để sau này em T là người có ích cho xã hội. Đó chính là trách nhiệm và thành công của những người làm giáo dục. Và các giáo viên, cũng đừng vì thỏa mãn “cái tôi” cá nhân mà làm cho việc giáo dục bị thất bại!

bao luc hoc duong giao vien oi dung vi thoa man cai toi Nam sinh lớp 8 bóp cổ cô giáo từng nhiều lần bị kỷ luật

Học sinh N.V.M.T. là thành phần cá biệt của trường THCS Tân Thạch (Châu Thành, Bến Tre), từng nhiều lần vi phạm nội quy và ...

bao luc hoc duong giao vien oi dung vi thoa man cai toi Nữ sinh cấp 3 bị đánh hội đồng, lột quần áo gây phẫn nộ

Một nữ sinh trung học phổ thông ở Hà Tĩnh bị đánh hội đồng, xé quần áo khiến dư luận phẫn nộ.

bao luc hoc duong giao vien oi dung vi thoa man cai toi Bạo lực học đường - án chung thân cho người trong cuộc

Hàng nghìn học sinh vẫn không ngừng gây nỗi đau cho bạn học, đồng thời hủy hoại chính bản thân mình. Bạo lực học đường ...

/ https://laodong.vn