Có thể với đa phần trẻ thơ sẽ vô cùng háo hức mong được đến tết, vì được mặc quần áo mới và nhận lì xì của ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên với tác giả của bài văn “Ghét tết” đang được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, Tết lại chẳng có gì thích thú, bởi Tết làm mẹ em mệt mỏi.
Bài văn chỉ gói gọn trong một trang giấy, lời văn giản dị, nhưng khiến nhiều bà mẹ rơi nước mắt. Bởi đã nói đúng tâm lý, nỗi lòng của nhiều người phụ nữ khi xuân đến Tết về.
Theo đó, em học sinh kể về những ngày Tết thiếu vắng tiếng cười vui, chỉ vì mẹ quá bận rộn trang hoàng nhà cửa. Mẹ luôn muốn ngày tết phải hoàn hảo, chuẩn bị thật nhiều món ăn, mâm cao cỗ đầy. Mẹ tất tả từ tối cho tới khuya, vì thế trở nên cáu kỉnh với chồng con.
Tết làm mẹ lo lắng, xanh xao, lúc nào cũng cầm chổi dọn nhà hay xoong chảo lăn vào bếp làm đồ ăn thiết khách. Tết làm mẹ mệt mỏi, chính vì lý do đó mà học sinh này ghét tết và không mong đợi tết đến.
Bài văn có đoạn: "Chắc hẳn ai cũng thích Tết. Từ hồi nhỏ tới giờ, em toàn nghe nói Tết vui. Nhưng đó là ở đâu chứ không phải ở nhà em. Mỗi lần đến Tết là em thấy mệt mỏi, mẹ em mệt mỏi, cả nhà em mệt mỏi...".
Bài văn của học sinh về chủ đề Tết được chia sẻ trên mạng xã hội. Ảnh: FB
Khi bài văn được chia sẻ trên mạng xã hội, đã nhanh chóng thu hút hơn 200.000 lượt yêu thích, gần 10.000 lượt bình luận và hàng nghìn lượt chia sẻ.
Bài viết được giáo viên cho 9 điểm với lời phê: “Bài viết cảm xúc chân thành, con hiểu được nỗi vất vả của mẹ. Bài văn của con làm cô suy nghĩ nhiều! Cảm ơn con!”
Có thể cảm xúc và suy nghĩ của em học sinh trái ngược với nhiều bạn cùng trang lứa và trái với quan niệm chung của nhiều người dân Việt Nam về Tết.
Khi lâu nay mọi người vẫn có suy nghĩ cả năm mới có một ngày Tết, nên dành hết tâm sức để chuẩn bị, chấp nhận tốn kém hơn để mong muốn Tết phải thật hoàn hảo. Thế nhưng lại có không ít người ủng hộ quan điểm của em học sinh: Tết không cần hoàn hảo. Vì luôn muốn sự hoàn hảo, nên chính những người phụ nữ làm mình khổ, vất vả, bận rộn hơn trong dịp Tết.
Cư dân mạng tranh cãi về chủ đề liên quan đến ngày Tết.
Ngoài ra, bài văn này còn "thổi bùng" những tranh cãi về quan niệm nên hay không giữ Tết truyền thống. Nếu những người lớn tuổi mong muốn giữ Tết truyền thống, với mâm cao cỗ đầy, cả nhà quây quần, sum họp, thì người trẻ lại có xu hướng muốn Tết là dịp để nghỉ ngơi, xả hơi sau những ngày làm việc vất vả, muốn được đi chơi, đi du lịch.
Học thuộc lòng là cấp độ thấp nhất của nhận thức
Học sinh giỏi không chỉ là ngoan ngoãn ôm sách giáo khoa, ghi chép đầy đủ bài, học thuộc và trả bài vanh vách nữa... |
Thế giới đã thay đổi, những thầy cô dùng văn mẫu có chịu thay đổi?
Văn học cũng rất cần sự trải nghiệm và khám phá mới có bài văn sâu sắc giàu cảm xúc... |