Bài học chống Covid-19 ở Singapore: Nới lỏng sớm có thể gây tác dụng ngược

Chưa đầy 1 tháng trước, Singapore đã được ca ngợi là một trong những quốc gia có phản ứng tốt với Covid-19. Nhưng khi làn sóng thứ hai ập đến, kể từ ngày 17-3, số ca mắc virus cCorona mới ở nước này tăng từ 266 lên hơn 8.000 người,...

 

Singapore cũng có những lợi thế mà nhiều nước lớn hơn không có. Quốc gia này chỉ có một biên giới đất liền lớn với Malaysia và có thể kiểm soát chặt chẽ những người đi vào bằng đường hàng không. Quốc đảo này cũng có một hệ thống y tế đẳng cấp thế giới và chính sách có phần hà khắc có thể mang lại lợi ích khi Chính phủ kiểm soát đại dịch. Nhưng thực tế thì kiểm soát được dịch bệnh như Covid-19 không phải chuyện dễ dàng.

Nguyên nhân khiến số ca nhiễm Covid-19 ở Singapore tăng vọt gần đây là do bỏ qua ổ dịch gồm những người lao động nhập cư sống trong ký túc xá chật chội và đánh giá thấp tốc độ lây nhiễm khi không áp dụng các biện pháp cách ly xã hội.

 

bai hoc chong covid 19 o singapore noi long som co the gay tac dung nguoc
Singapore có nhiều lợi thế để kiểm soát tốt dịch Covid-19 lần nữa

“Bỏ quên” lao động nhập cư

Ngay từ đầu, Singapore đã ngăn chặn làn sóng các ca lây nhiễm từ Trung Quốc bằng cách kiểm dịch và truy tìm dấu vết để đảm bảo rằng bất kỳ hành khách nhập cảnh bằng đường hàng không đều bị cách ly và theo dõi. Họ cũng đẩy mạnh các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng cũng như củng cố các khu cách ly từng được lập sau đại dịch SARS năm 2003. Quan trọng nhất, như Dale Fisher, Chủ tịch kiểm soát nhiễm trùng tại bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore nhận xét: 

“Singapore không để bệnh nhân dương tính trở lại cộng đồng”. Tất cả nhưng ai đã xét nghiệm dương tính với virus này đều phải nhập viện thay vì đưa về kiểm dịch tại nhà.

Bằng cách xét nghiệm rộng rãi và cô lập tất cả những người có khả năng truyền nhiễm, Singapore vẫn thực hiện chính sách tương đối mở và tiếp tục hoạt động như bình thường. Singapore chỉ đóng cửa các trường học và một số nơi làm việc trong tháng 4 này sau khi các ca nhiễm mới tăng đột biến gần đây. Sự chậm trễ đã đưa số trường hợp dương tính mới của Singapore lên một quỹ đạo dốc đứng.

Thái độ thoải mái hơn ở Singapore so với các quốc gia khác chỉ khả thi nếu các nguồn lây từ nước ngoài được ngăn chặn và sớm phát hiện, xử lý nhanh chóng các ca nhiễm mới. Một khi biện pháp này thất bại, tốc độ mà virus có thể lây truyền lớn hơn ở nơi có cách ly xã hội chặt chẽ.

Nhiều ổ dịch mới có liên quan đến số lao động nhập cư đông đảo của Singapore, đặc biệt là những công nhân đó - hầu hết từ Nam Á - sống trong các ký túc xá chật chội, dường như đã bị bỏ qua trong làn sóng thử nghiệm ban đầu. Nhiều ký túc xá đã bị cách ly và Chính phủ đang tăng cường xét nghiệm cho tất cả công nhân. Điều hiển nhiên là những người lao động này gần như không thể thực hiện cách ly xã hội hiệu quả, vì thường 12 người sống chung 1 phòng, khiến virus dễ dàng lây lan.

“Các ký túc xá giống như một quả bom hẹn giờ đang chờ phát nổ. Singapore nên coi đây là một lời cảnh tỉnh để đối xử với những người lao động nước ngoài không thể thiếu của chúng ta”, Tommy Koh, một luật sư và cựu nhà ngoại giao Singapore, đã viết trong một bài đăng trên Facebook được chia sẻ rộng rãi vào đầu tháng này. 

Bài học cho phần còn lại của thế giới 

Singapore có cơ hội tốt để kiểm soát mọi thứ một lần nữa nhờ vào quy mô nhỏ, Chính phủ mạnh mẽ và hệ thống chăm sóc sức khỏe được tài trợ tốt. Nhưng sự tăng đột biến các ca nhiễm gần đây là bài học cho phần còn lại của thế giới.

Cách tiếp cận thư giãn-thắt chặt-thư giãn để kiểm soát dịch Covid-19 chỉ thực sự khả thi ở những nơi như Hồng Kông và Singapore, với quy mô dân số nhỏ để dễ quản lý cùng điều kiện địa lý dễ kiểm soát người nhập cảnh và theo dõi sự dịch chuyển của họ nếu cần. Tuy nhiên, ngay cả những thành phố này cũng tiến đến đợt bùng phát lớn thứ hai, đòi hỏi họ phải tạm dừng các hoạt động kinh tế và phong tỏa, cho nên đó là một bài học lớn về việc nới lỏng quá sớm.

Như nhiều nước châu Á khác đã trải qua, ban đầu kiểm soát được một vài ổ dịch cục bộ không có nghĩa là đã triệt tiêu được làn sóng nhiễm mới. Cuộc chiến chống dịch Covid-19 chỉ có hiệu quả khi chắc chắn rằng không còn sự lây nhiễm từ bên ngoài và theo dõi chặt các ca nhiễm địa phương. Như kinh nghiệm của Singapore cho thấy, nới lỏng quá sớm có thể gây tác dụng ngược.

Như nhiều nước châu Á khác đã trải qua, ban đầu kiểm soát được một vài ổ dịch cục bộ không có nghĩa là đã triệt tiêu được làn sóng nhiễm mới. Cuộc chiến chống dịch Covid-19 chỉ có hiệu quả khi chắc chắn rằng không còn sự lây nhiễm từ bên ngoài và theo dõi chặt các ca nhiễm địa phương. Như kinh nghiệm của Singapore cho thấy, nới lỏng quá sớm có thể gây tác dụng ngược.
bai hoc chong covid 19 o singapore noi long som co the gay tac dung nguoc Quan chức y tế Mỹ cảnh báo làn sóng Covid-19 mùa đông
bai hoc chong covid 19 o singapore noi long som co the gay tac dung nguoc Anh đổ lỗi lẫn nhau vì Covid-19
bai hoc chong covid 19 o singapore noi long som co the gay tac dung nguoc Hành vi ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông giữa dịch Covid-19

 

/ anninhthudo.vn