ASEAN có thể bàn về Biển Đông với Ngoại trưởng Mỹ

Hàng loạt các cuộc gặp ngoại giao của ASEAN sẽ diễn ra ở Bangkok trong tuần này với sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ, Nga, Nhật, Hàn Quốc.

asean co the ban ve bien dong voi ngoai truong my
Cờ các nước ASEAN được treo bên ngoài Trung tâm Hội nghị Bangkok, Thái Lan hôm nay. Ảnh: Bangkok Post.

Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) hôm nay khai mạc tại Bangkok, Thái Lan với sự tham dự của đại diện hơn 30 quốc gia, trong đó có Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Một quan chức Thái Lan giấu tên cho biết ASEAN "sẽ cho phép các nước thảo luận những lo ngại đang diễn ra như tranh chấp trên Biển Đông". "Chúng tôi sẽ dùng diễn đàn để tìm cách giảm bớt căng thẳng, xây dựng niềm tin, tìm kiếm giải pháp có thể", quan chức cho hay.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cũng xác nhận Washington sẽ bàn về vấn đề Biển Đông tại Bangkok. Ngoại trưởng Pompeo sẽ đến Bangkok ngày 30/7 để tái khẳng định cam kết của Mỹ với ASEAN, sau đó đồng chủ trì các cuộc họp của Bộ trưởng Mỹ - ASEAN và Bộ trưởng Sáng kiến hạ nguồn Mekong (LMI) lần thứ 12 vào ngày 1/8.

Ngày 2/8, Pompeo sẽ có bài phát biểu tại Hiệp hội Siam và sự tham gia kinh tế của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Mỹ cũng tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn Khu vực ASEAN.

asean co the ban ve bien dong voi ngoai truong my
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Reuters.

Hàng loạt cuộc gặp ngoại giao như Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN+3 (APT), Hội nghị Bộ trưởng Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 26 (ARF) sẽ diễn ra từ ngày 29/7 tới 3/8.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc trong những ngày qua đã có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Việt Nam đã có nhiều biện pháp giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán theo đúng luật pháp quốc tế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định theo quy định của UNCLOS.

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 20/7 ra thông cáo với tiêu đề "Sự áp bức của Trung Quốc với hoạt động dầu khí trên Biển Đông", bày tỏ ngại trước những báo cáo về việc Bắc Kinh có hành vi can thiệp hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực, bao gồm hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt Nam. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot L. Engel mới đây cũng yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành vi vi phạm chủ quyền và quyền hợp pháp của Việt Nam, chỉ trích Bắc Kinh ngang nhiên coi thường luật pháp và ngoại giao quốc tế.

Trong cuộc họp báo ngày 22/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tìm cách bao biện khi nói rằng "tình hình Biển Đông nhìn chung vẫn ổn định", đổ ngược cho "các thế lực bên ngoài", trong đó có Mỹ, "từ lâu đã đưa ra những bình luận nhằm khuấy động rắc rối và gieo rắc hiềm khích".

Huyền Lê (Theo Thaiger)

asean co the ban ve bien dong voi ngoai truong my Các nước ASEAN tăng tàu cảnh sát biển đối phó với Trung Quốc
asean co the ban ve bien dong voi ngoai truong my ASEAN muốn mời Kim Jong-un dự hội nghị ở Hàn Quốc
asean co the ban ve bien dong voi ngoai truong my Nhật Bản đề cao hợp tác với ASEAN trong đảm bảo tự do hàng hải
asean co the ban ve bien dong voi ngoai truong my Nhiều nước ASEAN trả rác, còn ta loay hoay “ôm” rác
/ vnexpress.net