Anh lên kế hoạch quân sự táo bạo ở Biển Đông, Trung Quốc bực bội

Bộ Quốc phòng Anh có kế hoạch điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến Biển Đông, trong lần triển khai chiến dịch đầu tiên của chiến hạm hùng mạnh này.

Sau Mỹ, đến lượt Anh đang có ý định thực hiện một bước đi quân sự quyết liệt để thách thức những hành động gây hấn cũng như những đòi hỏi chủ quyền tham lam của Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo Telegraph, các máy bay thàng hình F-35 từ lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ xuất hiện trên con tàu 65.000 tấn HMS Queen Elizabeth, tàu sân bay mới của Anh đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong lần triển khai hoạt động đầu tiên, dự kiến diễn ra năm 2021.

anh len ke hoach quan su tao bao o bien dong trung quoc buc boi
Tàu HMS Queen Elizabeth. (Ảnh: Gareth Fuller/PA Wire)

Một người phát ngôn chính phủ Anh cho biết: “Anh duy trì các lợi ích ở khu vực và cam kết duy trì an ninh khu vực. Sự hiện diện của hải quân quốc tế ở Biển Đông là bình thường và của Hải quân Hoàng gia Anh cũng không phải ngoại lệ."

"Chúng tôi cam kết thực hiện quyền tự do hàng hải trên biển và trên không theo luật pháp quốc tế” - người phát ngôn nói thêm.

Trung Quốc phản ứng bực bội trước thông tin kế hoạch triển khai quân sự táo bạo Anh, đe dọa đây sẽ là “hành động thù địch”. Bắc Kinh cũng từng phản ứng tức giận năm 2018 khi HMS Albion, tàu Hải quân Hoàng gia Anh, đi qua Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cáo buộc chính phủ Anh “hành động khiêu khích”.

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo trên Biển Đông và liên tục có các hành động quân sự hóa vi phạm luật pháp quốc tế.

Hành động ngang ngược và phi pháp của Trung Quốc gây ra một làn sóng phản đối dữ dội và quyết liệt chưa từng có của các nước láng giềng trong khu vực cũng như của cộng đồng thế giới.

Về phần mình, Anh cùng Pháp và Đức hôm 29/8 đưa ra thông cáo chung bày tỏ quan ngại về tình hình trên Biển Đông, kêu gọi giải quyết các bất đồng trong khu vực này thông qua đàm phán.

"Chúng tôi lo ngại tình hình ở Biển Đông có thể dẫn đến tình trạng mất an toàn và ổn định trong khu vực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia ven biển trong khu vực thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng và góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn trong khu vực, bao gồm quyền của các quốc gia ven biển trong vùng biển của họ, quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông", thông cáo nhấn mạnh.

Trong thông cáo, 3 quốc gia châu Âu lưu ý rằng với tư cách là các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, Pháp, Đức và Anh kêu gọi tất cả các quốc gia trong khu vực tuân thủ Công ước này.

Công ước này đưa ra khuôn khổ pháp lý toàn diện, trong đó tất cả các hoạt động ở đại dương và biển bao gồm cả Biển Đông phải được thực hiện và tạo cơ sở cho sự hợp tác quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải", thông cáo nêu rõ.

"Bộ ba" hoan nghênh các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông đang diễn ra giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc.

Phương Anh (Nguồn: Telegraph, Sky News)

anh len ke hoach quan su tao bao o bien dong trung quoc buc boi Mở đường biển mới đi qua Biển Đông, Nga-Ấn cạnh tranh với Trung Quốc?

Việc Nga và Ấn Độ nhất trí mở tuyến đường chiến lược có 1 phần đi qua Biển Đông liệu có phải nhằm cạnh tranh ...

anh len ke hoach quan su tao bao o bien dong trung quoc buc boi Báo Ấn Độ chỉ trích hành động "bắt nạt" của Trung Quốc ở Biển Đông

Theo báo Ấn Độ, Trung Quốc đang thể hiện rõ ràng hành vi bắt nạt ở Biển Đông và những động thái này chắc chắn ...

anh len ke hoach quan su tao bao o bien dong trung quoc buc boi Chuyên gia Mỹ: Phạm vi quan ngại về Biển Đông đang mở rộng

Nhiều nước trên thế giới bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông, nhưng điều đó chưa đủ.

/ vtc.vn