Có một số người, cuộc sống là sự phụ thuộc, bởi niềm vui, niềm hạnh phúc được đong đếm dựa trên sự hài lòng của người xung quanh.
1. Người cái gì cũng giỏi
Thực tế cuộc sống cho thấy, người càng có nhiều khả năng thì trách nhiệm phải gánh vác càng nặng nề. Bên cạnh việc chăm sóc bản thân, người "cái gì cũng giỏi" phải chăm sóc cho những người xung quanh, áp lực của họ vì thế cũng lớn hơn so với mặt bằng chung.
Khoa học cũng chứng minh một thực tế: người giỏi luôn cố gắng vươn tới sự hoàn hảo, đến mức nhìn mọi thứ xung quanh đều cảm thấy chưa trọn vẹn. Trong cuộc sống, họ dễ rơi vào cảm giác cô đơn, khó tìm được tri kỷ để san sẻ suy nghĩ, cảm xúc. Đó là lý do khiến họ chẳng bao giờ có thể thoải mái, hạnh phúc trọn vẹn.
Ảnh: salon.com. |
2. Người quá quan tâm tới ý kiến của người khác
Có những người luôn bận tâm tới cảm xúc của những người xung quanh mình. Mỗi khi làm bất cứ công việc gì, họ đều đắn đo: tôi sợ mình sẽ làm sai gì đó, tôi sợ ai đó không vui, tôi sợ làm chưa đủ tốt và khiến mọi người phật ý... Khi nghe người khác góp ý, họ lập tức thay đổi, để rồi liên tục bị dao động. Đây là những người thiếu kiên định, luôn bị tác động bởi cảm xúc ngoại biên.
Việc quá quan tâm tới ý kiến của người khác khiến bạn đánh mất chính mình, để bản thân bị dẫn dắt bởi người khác, mà quên đi mất rằng mỗi cá thể có một cuộc sống riêng, một tư duy độc lập. Cuộc sống của những người này hoàn toàn là một sự phụ thuộc, bởi vì niềm vui, niềm hạnh phúc của bạn cũng được đong đếm dựa trên sự hài lòng của những người xung quanh.
3. Những người quá hiền lành
Những người quá hiền lành luôn cam lòng với vị trí thua cuộc. Họ không cãi nhau với người khác mà im lặng chấp nhận. Khi bị bắt nạt, họ chịu đựng. Khi bị dụ dỗ, họ dễ gật đầu chấp nhận. Thế nên, trong cuộc sống, họ thường chịu cảnh thua thiệt.
Hiền lành không phải là một đức tính xấu, nhưng quá hiền lành lại dẫn đến việc bạn không có nguyên tắc sống, không có cá tính của riêng mình.
Có thể bạn biết cách tử tế, nhưng bạn không được yếu đuối. Có thể bạn hiểu sự khoan dung, nhưng đôi khi không nên dễ dàng tha thứ, đó mới là chân lý cuộc sống.
4. Những người quá bi lụy cảm xúc
Người bi lụy cảm xúc thường thiếu lý trí, do đó cuộc sống thường gắn với hai chữ chịu đựng. Họ thường chịu thiệt thòi trong khi không được ghi nhận, được hiểu, được coi trọng. Đây là những người rất dễ bị tổn thương, dù chỉ là vì những chuyện nhỏ nhặt nhất.
Trong cuộc sống, mỗi người không thể nào né tránh những sai lầm, những thất bại. Người quá bi lụy cảm xúc sẽ để những thất bại ấy đeo bám cả đời mình, khiến bản thân họ không thể nào vượt qua để vươn tới những thành quả mới trong cuộc đời.
Thùy Linh (Theo Sohu)
Bí quyết sống khỏe ở tuổi 94 của Thủ tướng Malaysia
Thủ tướng Mahathir Mohamad ăn vừa đủ, không uống rượu, không hút thuốc, đi bộ và chơi bóng bầu dục để rèn luyện trí não. |
Sống khỏe sau 8 năm chiến đấu với ung thư vú
Nhận được tin bị ung thư, bà Hà khóc giữa Bệnh viện K Hà Nội, rồi nghĩ đến hai đứa con sinh đôi để bắt ... |