Vụ nhà máy Soda Chu Lai đắp chiếu: Vì sao sa lầy?

Dù trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Quảng Nam chưa đưa ra hướng giải quyết cụ thể nào để tái khởi động nhà máy Soda Chu Lai sau hơn 1 năm đóng cửa, ngập trong khoản nợ trên 3.400 tỷ đồng, nhưng như đầu tư thì xin tăng vốn, giãn nợ.

vu nha may soda chu lai dap chieu vi sao sa lay

Chia sẻ

Nhiều dự án do nhà thầu Trung Quốc thực hiện ở Quảng Nam đều sa lầy tương tự...

Trả lời PV báo Lao Động, ông Nguyễn Thái Dũng - TGĐ Cty Soda Chu Lai cho biết vừa có kiến nghị gửi ngân hàng Agribank và PVcombank xin miễn toàn bộ nợ lãi vay tồn đọng; xin giãn thời gian trả nợ kéo dài 20 năm; thời gian ân hạn 18 tháng. Tuy nhiên, để khởi động lại nhà máy, Cty cần ít nhất 600 tỷ đồng tăng nguồn vốn đầu tư để khắc phục những khiếm khuyết.

Như Lao Động đã thông tin, Nhà máy sản xuất Soda Chu Lai vừa đưa vào hoạt động đã lập tức gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Không khắc phục được, nhà máy bị buộc đóng cửa từ 6.2016. Đến nay, ngoài số nợ ngân hàng gần 3.000 tỉ đồng, DN này còn nợ các khoản thuế VAT, lương công nhân, nợ tiền điện, thuê đất… trên 340 tỷ đồng.

Trong khi không đòi được món nợ trên 2.011 tỷ đồng của Soda Chu Lai, Agribank đã phát đơn kiện ra tòa án tỉnh Quảng Nam, đồng thời Agribank cũng đã cử đoàn công tác sang Trung Quốc làm việc với Cty Thiên Thần Trung Quốc – nhà thầu xây dựng và cung cấp thiết bị cho nhà máy sô đa Chu Lai để tìm hướng khắc phục. Đồng thời, ngân hàng này cũng đang xúc tiến hợp tác với công ty Liên Vận Cảng – chuyên sản xuất sô đa tại Trung Quốc để cải tạo, nâng công suất nhà máy sô đa Chu Lai...

Trả lời PV báo Lao Động về giải pháp đòi khoản nợ trên 2.011 tỷ đồng của riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ Soda Chu Lai, ông Ngô Lành, Trưởng Văn phòng Đại diện Agribank tại miền Trung cho biết, hiện Agribank đang giao cho chi nhánh Quảng Nam giải quyết.

Ngoài việc khởi kiện ra TAND tỉnh Quảng Nam để đòi nợ, Agribank cũng thành lập tổ xử lý nợ, thuê bảo vệ để giữ tài sản thế chấp là nhà máy, hỗ trợ nhà đầu tư tìm đối tác để bán cổ phần… Tuy vậy, mọi nỗ lực vẫn còn giai đoạn khó khăn.

Được biết, toàn bộ thiết bị tại Soda Chu Lai đều do Tổng thầu EPC – Cty TNHH công trình Thiên Thần, Trung Quốc cung cấp theo hợp đồng trọn gói. Sau khi ngưng hoạt động vì gây ô nhiễm, các chuyên gia Trung Quốc đã rút về nước, công nghệ, kỹ thuật vận hành nhà máy... hiện chưa được bàn giao cho địa phương. Đây cũng là một trở ngại lớn đối với Soda Chu Lai.

Soda Chu Lai không phải là dự án duy nhất sử dụng công nghệ, thiết bị, nhà thầu Trung Quốc bị chậm tiến độ nhiều năm, tăng vốn, đòi giãn nợ và gây ô nhiễm môi trường. Tại Quảng Nam, có ít nhất 2 dự án cũng lâm cảnh tăng vốn, giãn nợ, chậm tiến độ khi chọn nhà thầu rẻ từ Trung Quốc là NM Thủy điện sông Bung 2, nhà máy nhiệt điện than tại Nông Sơn. Bây giờ Quảng Nam thêm bài học ham của rẻ là Soda Chu Lai đang vô phương cứu chữa.

vu nha may soda chu lai dap chieu vi sao sa lay Cái chết của 2.000 tỉ

Hằng năm phải nhập 500.000 tấn Soda cho công nghiệp với nhu cầu tăng 15-20%/năm. Nhưng nhà máy (NM) chưa hoạt động thì đã “đắp ...

vu nha may soda chu lai dap chieu vi sao sa lay Nhà máy Soda Chu Lai ngừng hoạt động: 2.000 tỉ đồng vay ngân hàng nguy cơ thành nợ xấu

“Nhà máy ngàn tỉ” - Soda Chu Lai (Quảng Nam) “đắp chiếu” hơn 1 năm nay. 5 tổ chức tín dụng, trong đó gồm 4 ...

/ https://laodong.vn