Không có bất cứ hoạt động gì ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày mở màn cuộc chiến biên giới Việt Nam năm 1979.
Cuộc chiến biên giới năm 1979 được nhận được là một thất bại với Trung Quốc.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), ngày 17.2.1979, quân đội Trung Quốc ồ ạt tràn qua biên giới phía bắc Việt Nam trong cái mà Bắc Kinh gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Trong khi cả hai đều tuyên bố chiến thắng, các nhà sử học đều đồng tình rằng cuộc chiến này là một thất bại với Trung Quốc vì thương vong lớn và không ngăn được hoạt động quân sự của Việt Nam nhằm giúp Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.
Có thể vì lẽ đó, Trung Quốc đã im lặng trong hơn 4 thập kỷ qua về cuộc chiến, theo SCMP. Các cựu binh Trung Quốc nói rằng chính quyền không muốn họ kỷ niệm cuộc chiến, vốn đánh dấu 40 năm vào ngày 17.2.2019.
“Chính quyền đã thể hiện lập trường rõ ràng. Tôi không tham gia bất cứ sự kiện công khai nào vì không muốn gặp rắc rối”, một cựu binh Trung Quốc tham gia cuộc chiến năm 1979 nói.
Các cựu binh ở những nơi khác trên khắp Trung Quốc cũng được cảnh báo không tụ tập đông người hay tham gia các hoạt động kỷ niệm nếu có.
“Tôi hiểu vấn đề bởi tụ tập đông người có thể đẫn đến nhiều sự cố khó lường và rắc rối”, Hu Wei, người đứng đầu nhóm các cựu binh ở thủ phủ của tỉnh Hồ Nam nói.
Không chỉ cựu binh trong cuộc chiến năm 1979, nhiều cựu binh Trung Quốc đã yêu cầu chính quyền quan tâm và đãi ngộ tốt hơn với họ.
Đáp lại điều này, Trung Quốc hồi năm ngoái đã thành lập cơ quan chuyên trách về vấn đề cựu binh và thông qua nhiều điều luật mới. Tuy vậy, nhiều cựu binh Trung Quốc cho rằng vẫn chưa có nhiều thay đổi.
Trung Quốc từng bị chỉ trích vì cách đối xử với các cựu binh nói chung.
“Quan hệ giữa cựu binh và chính quyền địa phương đã tồi tệ hơn từ cuộc biểu tình hồi tháng 6 năm ngoái”, một nhà sử học ở Thượng Hải nói.
“Các lãnh đạo quân sự đã yêu cầu chính quyền địa phương cấp thêm khoản tài chính hỗ trợ cựu binh nhưng vì kinh tế gặp khó khăn nên mọi thứ bị đình trệ”.
Đối với nhiều cựu binh, vấn đề không chỉ là tiền.
Theo tờ SCMP, các cựu binh từng bị bắt trong chiến tranh biên giới Việt Nam là những người phải hứng chịu điều tồi tệ khi bị buộc phải rời quân ngũ, không được hưởng trợ cấp, lương hưu.
Nhiều cựu binh chỉ trích các tướng lĩnh vì đã đánh giá thấp đối phương. Số khác nói với cách huấn luyện và chiến đấu lỗi thời. Nhiều người chỉ 17, 18 tuổi khi ra trận và chỉ được huấn luyện qua loa.
Công tác hậu cần, vận chuyển lương thực đến tiền tuyến cũng gặp khó khăn vì cách thức liên lạc lỗi thời từ những năm 1950, theo SCMP.
Một số cựu binh nói họ vẫn sẽ đến mộ thăm những người bạn chiến đấu dù rằng không biết còn được bao lâu. “Nhiều người qua đời khi còn trẻ mà không có vợ con. Cha mẹ họ đều qua đời nên chúng tôi không biết còn đến thăm mộ được bao lâu nữa”.
Antony Wong, nhà quan sát quân sự ở Macau nói chính phủ nên gửi lời xin lỗi công khai đến các cựu binh trong cuộc chiến biên giới Việt Nam. “Thực tế là họ đã phải chịu hậu quả vì giới lãnh đạo khi đó. Chỉ có lời xin lỗi mới làm nguôi ngoai những vết thương tinh thần và thể chất của họ”.
Từ cuộc vệ quốc 1979: Thuộc bài lịch sử để ứng xử với Trung Quốc
“Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2.1979 là một trong những trang sử oai hùng nhất, khi chúng ta dám đánh ... |
Du khách bất chấp nguy hiểm leo lên 3 ngôi đền cheo leo hiểm trở nhất Trung Quốc
Thậm chí một nơi chỉ có thể lên bằng máy bay. |
Bốn bài học từ cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979
Xa rời chính sách ngoại giao cân bằng; đánh giá không đúng đối thủ và thực lực của mình... là những sai lầm Việt Nam ... |
Trung Quốc dùng chiến thuật "biển người" vào năm 1979 như thế nào?
"Trong cuộc chiến năm 1979, chiến thuật của Trung Quốc đã được cải tiến, không còn chuyện chỉ dàn quân ra đánh như trước", thiếu ... |